Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

TOẠ ĐÀM LLPBVH TẠI TẠP CHÍ VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI


Sáng ngày 26-8-2008 tại nhà số 4 (Hà Nội) đã diễn ra cuộc toạ đàm với chủ đề Lí luận phê bình văn học hôm nay do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Viện Văn học tổ chức...
Đến dự có đông đủ các vị khách mời từ các cơ quan nghiên cứu văn học nghệ thuật, các trường đại học và các cơ quan thông tấn báo chí của trung ương như các nhà lí luận phê bình Đinh Xuân Dũng, Trương Đăng Dung, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Tôn Phương Lan, Lưu Khánh Thơ, Phạm Xuân Nguyên, Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, La Khắc Hoà, Lê Lưu Oanh, Nguyễn Thị Bình, Chu Văn Sơn, Văn Giá, Trần Ngọc Vương, Nguyễn Hoà, Nguyễn Chí Hoan; các nhà văn Phong Điệp, Phạm Khải cùng toàn thể Ban biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Cuộc toạ đàm diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn, trong đó có những ý kiến được chuẩn bị chu đáo, thuyết phục, có những ý kiến cần phải bàn thêm. Phần lớn các ý kiến thừa nhận sự tồn tại thực tế của hai dòng phê bình văn học trong nước là phê bình hàn lâm và phê bình truyền thông, đồng thời chỉ ra những hạn chế nổi cộm của lí luận phê bình hiện nay như tính nghiệp dư, thiếu chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa. Các nhà nghiên cứu cũng bày tỏ mong muốn xây dựng một nền lí luận phê bình hiện đại, khoa học và nhân văn hơn, không đồng nhất cũng không tách rời với đường lối văn nghệ của Đảng. Để làm được điều đó, cần nâng cao ý thức đối thoại và mở rộng diễn đàn trao đổi, có sự phối hợp và cộng tác chặt chẽ giữa các cơ quan chỉ đạo, nghiên cứu văn học và các cơ quan báo chí. Kết thúc buổi toạ đàm, nhà văn Nguyễn Bảo – Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội - cảm ơn các quý khách và bày tỏ hi vọng Tạp chí sẽ tổ chức được những cuộc hội thảo mang tính chuyên đề chu đáo, khoa học hơn. Kéo dài trong gần 3 giờ đồng hồ với nhiều ý kiến tâm huyết, có thể nói cuộc toạ đàm đã thực sự thành công.

Ban LLPB

(Theo VNQĐ)

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2008

THƠ TRẦN KIÊU BẠC, CHIM TRẮNG





NHÀ KHÔNG CÒN MẸ.
(Ảnh-Cây Lộc Vừng)

(tặng Trần Bạch Thu)


Cảm ơn người đã ghé thăm
Mẹ tôi
Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất
Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt
Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
Xin lỗi người, không đậm tách trà trưa
Không ly nước mưa mát lòng dạo trước
Không ai chỉ đường khi người lạc bước
Mẹ tôi đi rồi chỉ còn lại quạnh hiu
Xin lỗi người, không ai nói chuyện ngày xưa
Bộ ván gõ vắng im sau ngày đó
Giàn mướp hương còn treo chùm thương nhớ
Mẹ xa rồi chỉ còn lại hư không
Xin lỗi người, không có được bữa cơm
Không có Mẹ, không cọng rau, khúc cá
Không những bước chân mõi mòn mà vội vã
Mẹ tất tả về sợ con đợi con trông
Mẹ không về, nhà bỗng hóa mênh mông
Nhưng không chứa hết lòng con nhớ Mẹ
Cảm ơn người ghé qua đây dù đã trễ
Tiếc Mẹ không còn, nhà đã hoang vu !
(nguồn:vietnam.net)


Thơ CHIMTRẮNG


RAO MÌNH
Mẹ vừa khuất nẻo đường xa
Khói hương quanh quẩn vài ba sợi buồn
Nghẹn lời tứ cố vô lân
Mờ mờ nhân ảnh, ai gần, ai xa?
Khói nhang đâu cõi ta bà ?
Khum bàn tay dựng mái nhà cho vui !
Lấy da ta lợp lên đời
Ngửa bàn tay trắng rối ơi rui, mè.
Nhủ mình đừng nói nhiêu khê
Bàn tay năm ngón chớ chê ngắn, dài !
Buồn ngon ta cứ buồn đầy
Ai tri âm đến mà vay về buồn !
Rao buồn muốn bớt càng tuôn
Rao đau nỗi mẹ, rao luôn nỗi đời
Rao mình không thể rao vui
Giọt riêng ai rớt lại rơi trúng mình.(nguồn:nhavansonnam.blogspot.com)

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

LUC BAT.COM


AI YÊU LỤC BÁT THÌ VÀO…

(Bông Lau-Báo Phú Yên)
Ngày 6/8 vừa rồi, trên internet, nhà thơ Đặng Vương Hưng và các cộng sự đã “trình làng” website lucbat.com. Đây thực sự là sân chơi thú vị và bổ ích của những ai yêu thích lục bát, một thể thơ quen thuộc dễ làm khó hay vốn gắn bó lâu đời với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử…
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên báo chí vì sao lại chọn lục bát mà không phải là một thể thơ nào khác, nhà thơ Đặng Vương Hưng giải thích: - Vì lục bát là thể thơ đặc sắc của dân tộc ta, được nhiều người coi như “hồn vía” của người Việt, có mặt trong hầu hết các làn điệu dân ca, ca dao với sức sống lâu bền và phát triển liên tục. Chắc chắn thơ lục bát có trước chữ viết. Nhờ nó mà hàng vạn những câu dân ca, ca dao, tục ngữ của ông bà xưa đã được con cháu truyền miệng từ đời này sang đời khác, tồn tại cho tới hôm nay và mai sau. Cũng nhờ lục bát mà chúng ta mới có Truyện Kiều bất hủ, mới có thêm những hồn thơ “chân quê” Nguyễn Bính đã và đang tồn tại, liên tục phát triển, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, gắn kết những tâm hồn Việt luôn hướng về quê hương đất nước. Rồi ông nói tiếp: Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn đúng ngày Sáu tháng Tám năm 2008 để website này chính thức ra mắt. Bởi các ngày trong tháng đều trùng khớp giữa lịch âm và lịch dương. Sự trùng lặp này chính là “âm dương đồng nhất lý”, đó là một hiện tượng rất ít xảy ra trong lịch pháp. Theo các nhà lịch học thì những ngày “âm dương trùng lập” này là sự hòa hợp của âm dương (nhất âm, nhất dưong trong chỉnh thể Thái cực - Thái cực sinh lưỡng nghi). Các nhà tâm linh học còn cho rằng, đó là “sự giao hòa của trời đất” khi âm dương đăng đối, hòa hợp đồng nhất. Hơn nữa, theo âm lịch, thì đó là ngày 6/7 (hai số tiến, liên tục phát triển); còn theo dương lịch thì 6/8 cũng chính là Lục Bát. 60 năm mới có một ngày như thế - Ngày 'lộc phát'(lục bát) - Mọi người đều may mắn và thành công!
Có thể thấy rằng, website lucbat.com được sắp xếp rất chuyên nghiệp và “bắt mắt” với 12 mục giúp bạn đọc dễ theo dõi và cộng tác. Chẳng hạn, nhấp “chuột” vào mục “Sự kiện – Nhân vật” ngày thứ ba 19/8 vừa rồi, ta bùi ngùi vì thông tin đột ngột ra đi về cõi vĩnh hằng của hai nhà thơ tài hoa Trần Hòa Bình – tác giả bài “Thêm một” nổi tiếng và Ngô Quân Miện – giải ba thơ Tạp chí Văn Nghệ 1960 – 1961. Trong khi đó, “Mỗi ngày một bài lục bát” lại giới thiệu với bạn yêu thơ gần xa những bài lục bát đã “đóng đinh” trong trí nhớ nhiều người như Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (Nguyễn Duy), Bờ sông vẫn gió (Trúc Thông)…và ưu tiên giới thiệu những tác giả mới với những sáng tác chưa được công bố. Lang thang vào “Thi viện lục bát”, ta sẽ gặp một tập hợp những bài lục bát của các tác giả quen thuộc trong thi ca nước nhà như Hàn Mạc Tử, Tế Hanh, Xuân Quỳnh, Tố Hữu, Nguyễn Trọng Tạo, Huy Cận…Ở một góc độ khác, “Lục bát xưa và nay” giới thiệu nguồn gốc, đặc điểm thơ lục bát và các vấn đề liên quan đến thể thơ này như một kiểu trang bị kiến thức cơ bản cho những ai quan tâm đến thể loại và kỹ thuật viết thể thơ “hồn vía” này. Những người nào thích các câu lục bát vui kiểu Bút Tre thì xin mời ghé thăm mục “Lục bát hài”, ví dụ như :
Đi xa, đi đó, đi đây
Vắng điếu thuốc hút lại gây buồn mồm
Chưa hút lòng dạ bồn chồn
Hút xong ngẫm lại, khôn hồn bỏ ngay.
Ai ơi ghi nhớ câu này
Hút thuốc mang bệnh, có ngày ung thư!!!
(Hút thuốc lá – Nguyễn Hoàng An)
Một trong các mục có phần rôm rả và được sự hưởng ứng khá nồng nhiệt của các cây bút thơ trong và ngoài nước là “Lục bát tự chọn”. Đến 16 giờ ngày 20/8, khi truy cập lucbat.com, người viết bài này tỉ mẩn đếm được có cả thảy 23 tác giả đã xuất hiện trong mục này với sơ lược tiểu sử, ảnh chân dung, số email, điện thoại và các thi phẩm (chắc là những bài tâm đắc nhất!?). Có thể nói, đội ngũ này thật phong phú, đa dạng về nghề nghiệp, tuổi đời, có người đã hoặc chưa là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, gặp nhau ở một điểm chung là các bài thơ tự giới thiệu đều có chất lượng khá đồng đều. Trong đó, quê hương xứ nẫu Phú Yên có tác giả Đào Tấn Trực - 33 tuổi, hiện là giáo viên Trường THPT Lê Thành Phương, huyện Tuy An – góp mặt đầu tiên. Với các bài Lục bát xa, Tin bão, Viết trong ngày em đi, Tự khúc chiều, Trước biển, Buổi về chọn ra mắt, Đào Tấn Trực đã cho thấy những cảm nhận mộc mạc mà tinh tế của mình về những xao xác bể dâu của cuộc sống, con người khi:
Chia tay buồn ngẩn, buồn ngơ
Con tim buồn ít câu thơ buồn nhiều
Thần kinh khuyết một miền yêu
Biết em còn nhớ những chiều… Huế mưa

(Lục bát xa)

Mắt quê úp mặt vào lòng
Nghe rơm rạ cũng xót nồng bàn chân

(Buổi về)
Một tác giả thơ khác ở Phú Yên là Đào Đức Tuấn cho biết vừa gởi 5 bài “cực kỳ máu thịt” cho “Lục bát tự chọn” nhưng chờ cả tuần rồi vẫn chưa thấy tăm hơi mặt mũi mấy đứa con tinh thần của mình đâu! Anh băn khoăn: Chắc là phải sắp hàng chờ đến lượt đây?..

Theo nhà thơ Đặng Vương Hưng, lucbat.com là một website “mở” và “động”, vì thế, càng có nhiều người tham gia cộng tác thì sân chơi sẽ ngày một phát triển tốt và càng thi vị hơn. Bạn là người yêu thích thơ lục bát ư? Thế thì, xin hãy nhấp “chuột” và bước nhẹ vào, bạn nhé…
(Nguồn tác giả mail)

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2008

THƠ ĐÀO TẤN TRỰC


l ục b át xa

Tuy Hoà ở tuốt …Phú Yên
Vì xa xôi quá nên em không về
Thôi thì lỗi hẹn cùng quê
Gửi em lại với câu thề cố đô

Chia tay buồn ngẩn, buồn ngơ
Con tim buồn ít câu thơ buồn nhiều
Thần kinh khuyết một miền yêu
Biết em còn nhớ những chiều… Huế mưa

Anh về lại Tuy Hoà xưa
Đặt chân lên vùng đất mưa bão nhiều
Thương mình cách Huế bao nhiêu
Thương câu lục bát trong veo giọt buồn…




Tin bão
Nghe đài báo bão ngoài xa
từng cơn áp thấp chạy qua nỗi buồn
thông tin nghe giữa phố phường
mà sao buốt cả con đường chiều đông

mẹ giờ như những dòng sông
cỏ lau bạc trắng mông mênh nỗi chờ
tin xa nhắc lại hằng giờ
tôi như một gã dại khờ lang thang

se se cái lạnh về làng
gió mùa đông bắc kéo sang phủ đầy
cha đi trên những luống cày
con đi trên những nhọc nhằn đời cha

tin gần rồi lại tin xa
đường kinh tuyến đã chạy qua tuổi mình
chắp tay nhận cả vô tình
xin đừng trách kẻ mưa sinh bỏ làng.


viết trong ngày en đi

em về lục bát đã xa
mù sương đổ xuống chiều qua cổng thành
câu thơ anh viết chòng chành
non tay nên khuất một vành nón nghiêng

êm về bữa ấy nửa đêm
trăng Vĩ Dạ đã ướt mền sông Hương
nghe tim buôn buốt con đường
rời ga tàu chuyển phố phường lặng câm

em đi, Huế mãi nhủ thầm
em đi. Tôi ở lũi lầm thời gian
thức mình giấc mộng phù tang
vỡ tay đếm tuổi em sang ngang rồi…



tự khúc chiều
nắm chiều chầm chậm trên tay
tự dưng tôi thả một ngày dần trôi
nắng không xin nữa chỗ ngồi
mà nhường cho cả đất trời vào đêm

con thuyền dan díu dòng sông
trong tôi trống một khoảng không cánh bèo
ngẩn ngơ thương mái tranh nghèo
lạt đơn mẹ bược những chiều bão xa

chiều về rồi chiều lại qua
đầy vơi kí ức nẻo xa về gần
chiều trôi rớt ngọn phù vân
chiều trôi, ai đứng tần ngần.. nhìn ai

vội vàng lên, kẻo ngày mai
thời gian đổ xuống đôi vai còn gì
biết rằng chiều cứ ra đi
sao tôi vẫn đứng trước khi chiều tàn.


BUỔI VỀ
Tôi về chân bám đất nâu
trời đem mây xuống hun sâu cánh đồng
mắt quê úp mặt vào long
nghe rơm rạ cũng xót nồng bàn chân

bao năm chạm một nỗi mừng
về quê thăm, quẩn quanh từng ngõ xưa
dòng sông cũ sóng nhẹ khua
thương con bìm bịp giữa trưa gọi bầy

này bàn chân nhỏ thơ ngây
lấm lem bùn đất của ngày xưa tôi
nước dừa một ngụm mền môi
ngọt từng thớ đất thành lời quê hương

cảm ơn ngày cũ con đường
cho bước chân…mãi ngập ngừng quê ơi.

TRƯỚC BIỂN
Nói gì trước biển bao la
triệu năm ư ? Đá vẫn là đá thôi
chỉ xin biển một chỗ ngồi
còn đôi con mắt dõi ngoài thinh không

sóng là từ phía bão dông
tìm nhau từ phía bão lòng sóng ra
biển là từ phía bao la
phủ lên kiếp đá phong ba thác ghềnh

nỗi niềm chi lúc triều lên
tựa nhau tìm kiếm chông chênh đất trời
ngồi nghe biển hát nghìn đời
ôm ghềnh đá nói hộ lời tri âm.
ĐTT

GẶP MẶT 12C3 NĂM HỌC 2007-2008







HÔM NAY THẦY GIÁO ĐÀO TẤN TRỰC VUI MỪNG GẶP LẠI LỚP 12 C3- NHỮNG HỌC TRÒ THÂN YÊU CỦA MÌNH.các em vừa trải trải qua một kỳ thi có tính chất quan trọng trong đời...chúc mừng những tan sinh viên của thầy../.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN SƠN NAM

ảNH:ĐỨC HUY





Vĩnh biệt "ông già Nam bộ" Sơn Nam
Nhà văn Sơn Nam, "ông già Nam bộ", người được mệnh danh là nhà "Nam bộ học" vừa qua đời lúc 13g chiều nay (ngày 13-8) tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM, thọ 83 tuổi.

Nhà văn Sơn Nam đã bị đột quỵ từ trưa 30-7 và được đưa vào phòng Chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, nhưng ông đã không vượt qua được qui luật của tuổi già và bệnh tật.

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tày, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Ông học tại Cần Thơ, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève 1954, ông trở lại Sài Gòn tham gia viết sách, báo. Từ hơn nửa thế kỷ nay, nhà văn Sơn Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong văn chương Nam Bộ. Ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học"...
Lễ nhập quan sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ tối nay. Lễ viếng bắt đầu từ 10 giờ sáng mai (14-08-2008) tại Nhà tang lễ Thành phố, 25 Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM. Lễ truy điệu diễn ra và lúc 5g30 sáng thứ 7 (16-08-2008), lễ động quan vào lúc 6g sáng cùng ngày.
Linh cữu của nhà văn Sơn Nam sẽ được an táng tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương - xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát - Bình Dương.

Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn Nam, nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam bộ.
Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hóa Nam bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông".



Những tác phẩm chính của ông bao gồm:
- Chuyện xưa tích cũ- Tìm hiểu đất Hậu Giang - Hương rừng Cà Mau- Chim quyên xuống đất - Văn minh miệt vườn- Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Hai cõi U Minh - Vọc nước giỡn trăng - Bà Chúa Hòn - Bến Nghé xưa- Cá tính Miền Nam- Ngôi nhà mặt tiền - Một mảnh tình riêng
Tất cả các tác phẩm của Sơn Nam đã được Nhà xuất bản Trẻ TP.HCM mua bản quyền trọn đời từ 12-2002.




Phim Mùa len trâu chuyển thể từ tác phẩm Mùa len trâu và Một cuộc biển dâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của ông đã đạt giải Bông sen bạc trong LHP VN lần thứ 15 và rất nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế như giải FIPRESCU tại Liên hoan phim Palm Springs, đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim Chicago (Mỹ) và tại Liên hoan phim Cape Town (Nam Phi), Kỳ Lân Vàng - giải thưởng cao nhất cho phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Amiens (Pháp), giải Đặc biệt tại Liên hoan phim Amazonas (Brazil) và giải quay phim hay nhất tại LHP châu Á Thái Bình Dương lần thứ 50.



(Theo TTO)






Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

NHỮNG BÀI THƠ LỤC BÁT HAY

Chị chị em em


Nguyễn Quang Hưng (Điện thoại: 0983930180)

Em em chị chị làm gì
Lòng tơ hiu hắt chỉ vì chị em
Trăng non say rượu nhập nhèm
Trách quàng chị ấy ngõ em chẳng về
Ngày đi nội cỏ dầm dề
Chị ơi vỡ cả con đê đầu làng
Tương tư một gánh dịu dàng
Đong cho em chút nhỡ nhàng được không
Cuối mùa cây bưởi bế bồng
Nắng chưa đến độ đã không được vào
Bãi xưa đuổi bắt cào cào
Dâng người trong mộng thuở nào đã xa
Chị ơi mưa cũ có qua
Hứng cho vài giọt đổ ra mương đồng
Yếm kia buộc chị với chồng
Buộc em với luống cải ngồng xót xa


N.Q.H

HÀNG XÓM

Đặng Vương Hưng


Một nhà chồng đạp xích lô
Vợ ngồi đầu ngõ ghi “lô” với “đề”

Một nhà mở quán cho thuê
Những sách báo cũ mua về tính cân

Một nhà chứa trọ bình dân
Toàn người túng thiếu nợ nần đẩu đâu

Một nhà buôn bán rất giàu
Vợ đi bồ bịch đánh nhau cả ngày

Một nhà chồng uống rượu say
Nửa đêm còn chửi bới “mày” với “tao”...

Gặp nhau... hàng xóm vẫn chào
Vờ như chẳng có chuyện nào xảy ra

Ngày vui hớn hở sang nhà
Nói cười chúc tụng cứ là... như không.
Đ.V.H

Em về bến gió

Phan Chín
Em về bến gió một mình
sông quê phiêu lạc lục bình chưa hoa
cuối chiều mưa bỗng khóc òa
ướt hoàng hôn, ướt nẻo xa, ướt người
Em về bến gió không tôi
chái tranh lệch một dáng ngồi trầm tư
đèn khuya bấc lụi tù mù
duyên xa mờ ảo, hao hư tình gần...
Em về bến gió tần ngần
con đường mơ một bàn chân đã từng
bờ sông ngấn nước rưng rưng
tiếc người dưng, khóc người dưng
Em về bến gió vợi xa
nhòe con mắt ngóng quê nhà chân mây
nhớ run mười ngón hao gầy
nôn nao hơi ấm bàn tay một người...
Em về bến gió mồ côi
thềm xưa thừa một chỗ ngồi yêu đương
tiểu quỳnh chưa kịp khoe hương
đã thiêm thiếp giấc vô thường cuối đông
Em về bến gió mênh mông
đò xưa rã ván lòng không tay chèo
có người mắc cạn sông yêu
xoay vần hết quãng đời chiều buồn tênh...

Em về bến gió một mình
có hay đời dạt cuộc tình về đâu ?
Quảng Nam, 4-2007
P.C

BỜ SÔNG VẪN GIÓ
Trúc Thông

Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió Người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối... một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
Cây cau cũ, giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần

Con xin ngắn lại đường gần
Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi…
T.T

nguồn lucbat.com

DIỄN ĐÀN



GIỮ BỀN CHẤT LIỆU CHO THƠ
Tác
giả tại toà soạn Báo Tuổi Trẻ
Đến với văn chương, nhiều người khởi điểm từ thơ. Có phải vì thơ dễ sáng tác hơn văn xuôi? Không. Dĩ nhiên không phải và cũng khó tìm được câu trả lời thật xác đáng cho vấn đề này. Chúng ta đều biết, văn chương là một môn nghệ thuật. Người sáng tạo nghệ thuật cũng phải dùng nghệ thuật để tạo ra nghệ thuật. Vậy bản thân nghệ thuật là gì, có đáp số rõ ràng không? Trong chừng mực nào đấy, bản thân nghệ thuật không có đáp số. Vậy làm thế nào để có và đánh giá được một bài thơ hay, thật khó.
Nàng thơ dễ gần nhưng không đơn giản như người ta tưởng. Người Việt ai cũng thích thơ, ai cũng có tâm hồn yêu thơ song người làm thơ được không nhiều. Để tìm một tác phẩm hay để đời lại càng ít. Có người bảo, muốn sống được với thơ trước hết người đó phải có tâm hồn, biết trân trọng cái đẹp, biến cái đẹp thành chất tinh tuý ẩn sâu trong từng con chữ, nuôi dưỡng tâm hồn, giữ vững giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc. Tôi - người làm thơ chân thành cũng ước mong có được những điều quý hoá đó.
Khởi đầu tôi đến với thơ. Đơn giản chỉ vì muốn viết ra những gì mình cảm nhận. Tưởng thế là xong, ai ngờ thơ có một ma lực, một sức cuốn kì lạ. Sáng tác thơ trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với tôi. Không phải vì nhận được nhuận bút hay cầu danh. Tôi thấy mình ham viết và phải viết vì tác phẩm được đến với bạn đọc, tức là sáng tác của mình đã được hoà vào công chúng, được nhiều người biết đến. Khi thơ đã đăng nhiều, được nhiều người biết, rồi dần dần có các giải thưởng nhỏ nhỏ, được giới thiệu trên các trang báo, thú thực lúc này tôi thấy mình như một ánh sao băng, vụt sáng và sợ mất đi.
Ban đầu tôi chỉ làm thơ cảm xúc theo dòng suy nghĩ mà có người cho đó là loại thơ cấp một. Tôi đồng ý và nhận thấy điều đó cần thiết cho bài thơ. Mặc khác cũng chán sự non nớt, xoay quanh những đề tài quen thuộc và ít nhiều ảnh hưởng đến lối viết, ngôn từ, thi pháp của những người đi trước. Tôi cố tránh nhưng đôi lần cũng bị lặp lại.
Đó là giai đoạn đầu, sau này chính bản thân mình nhận ra thơ không chỉ là thế; bên cạnh sự gần gũi đơn giản, thơ phải là trí tuệ, chắt lọc tinh tuý. Thơ cũng có khả năng chuyển tải đời sống xã hội, văn hoá, tâm hồn con người.
Chính vì ý thức thức về thơ như thế nên trong tôi hình thành hai dòng nghĩ trái ngược nhau. Sợ sáo rỗng, đi theo cái cũ nhưng đổi mới thì đổi thế nào đây . Tôi không cho rằng sáng tác là lặp lại như có người đã từng nói. Trăn trở vấn đề này, tôi cố gắng tìm cách viết mới hơn bằng sự khám phá đa chiều của bản thân. Tôi tư duy bề sâu, lao động thơ nghiêm túc và trách nhiệm hơn, tức là cố sáng tác thơ ở cấp độ hai – thơ ở chiều sâu của trí tuệ.
Không ngờ biên độ và chiều sâu trong sáng tác của tôi giai đoạn này giảm hẳn. Càng đổi mới càng rơi vào bế tắt. Một thời gian dài tôi không viết được gì. Tôi lâm vào tình tạng khát thơ. Tìm đọc nhiều tập thơ của những nhà thơ trẻ đôi lúc thấy mình bị xa lạ hoá và mông lung, cố gắng sống lâu hơn với con chữ nhưng chỉ thấy bão hoà. Có bài thơ cách tân đến nỗi tôi chẳng biết tác giả đó viết gì, tôi sinh ra ngi ngờ khả năng cảm nhận ngôn từ của mình. Bạn đọc bài thơ này rồi cảm nhận thử có giống tôi không! Xin nói thêm tôi hoàn toàn không có ý chê bai. (bỗng một tiếng hát cất lên. Rũ sạch bóng tối/ Bỗng một tiếng nói cất lên.Mịt mùng lối/ Không người dò đường. Bài thơ: Tiếng nói và tiếng hát của tác giả NHHM)?
Đôi lúc tôi thấy mình không có duyên với nàng thơ, định nghỉ làm thơ hẳn và sau đó chuyển sang thể loại khác nhưng trong tâm hồn cứ đau đáu như thiếu một điều gì. Tôi tìm đọc những tác phẩm của những nhà thơ nổi tiếng, kể cả tác phẩm của nhũng người mới tập tành làm thơ vẫn cảm nhận được cái hay, cái chất thơ tuôn chảy không ngừng trong bầu trời cảm xúc. Đơn giản tôi thấy hay vì nó gần với tâm hồn, với hồn vía quê hương dân tộc…Bạn thử đọc những câu thơ như: Chợ chiều Bến Ngự chưa tan/ Ai đi ngược dốc Phủ Cam một mình (Ng Duy), hoặc Tôi mãi là chàng trai nói giọng phù sa/ Thèm ngửi mùi bùn, mùi khói đốt đồng dẫu năm dẫu tháng/ Hạnh phúc giản dị như bát nước chè xanh giữa trưa hè chang nắng/ Tôi viết tiếp thế hệ mình bắt đầu từ trăn trở cha ông. ( Tự khúc – Lê Văn Lâm)… Nếu bạn thấy hay, bạn thử tìm xem chất liệu thơ đó ở đâu. Có phải nó thật gần gũi xung quanh ta và nó là cái cốt lõi, hạt nhân nằm trong lớp vỏ ngôn từ giữ lửa cho bài thơ. Chất liệu đó có thanh lọc cho tâm hồn bạn được trong trẻo hay không. Tôi xin nói trước, những câu thơ tương tự như vậy thật nhiều, nó đã đánh thức, giữ bền và kéo tôi trở lại với nàng thơ một cách không chối từ.
Bây giờ tôi sáng tác đều tay, tác phẩm được in nhiều hơn trước. Chất liệu vẫn là những gì gần gũi quen thuộc bên cuộc sống hằng ngày. Cơ bản là chúng ta biết biến những điều quen thuộc đó thành mới là khả năng của người làm thơ. Theo tôi, thơ là thế. Bản chất thơ không cầu kì xa lạ, có chăng cũng tại con người đưa chúng lên cao quá sức mà thôi.
Tư duy là tự do suy nghĩ trên một phương diện nào đấy thuộc khả năng của mình. Có thể đây là một mắc xích nhỏ trong bộn bề cuộc sồng thơ hôm nay nhưng dù sao đó cũng là suy nghĩ. Suy nghĩ từ một người làm thơ với những gì cho phép trong khả năng của chính mình.

ĐÀO TẤN TRỰC

ĐỒNG NGHIỆP THUA BIDA


Thất bại sau trận đấu

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2008

THƠ NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

GỞI BÁC XÍCH LÔ HÀ NỘI

Đêm trăng ấy bác xích lô Hà Nội
Chở tôi thăm ba mươi sáu phố phường
Bác đâu ngờ khách cùng nghề như bác
Cũng đời xích lô dãi nắng dầm sương

Tuy bác ở cách tôi ngàn dặm
Nhưng gần nhau trong những nỗi trầm thăng
Bốn mùa chuyển nhịp cùng mưa nắng
Đời quay tròn theo ba bánh xe lăn

Có những lúc gác xe vào quán rượu
Mượn Lưu Linh đuổi hết nỗi nhọc nhằn
Rồi đón khách nơi đầu ga cuối phố
Ngày có, ngày không lặng lẽ qua dần

Bác tuy già nhưng sức còn dẻo dai
Còn chở khách vào ra năm cửa ô
Một mai đây khi tôi già như bác
Sẽ còn lại gì ngoài mấy trang thơ?

Những lúc về khuya còn ai thấy bác?
Người phu già lăn bóng dọc đường trăng
Bác chở tôi một lần rồi quên lãng
Nhưng riêng tôi chở bác suốt thời gian.


(nguồn:ngominh.com)


CÔ HỌC TRÒ ĐẠT ĐIỂM 10 MÔN VĂN



Kỳ thi tuyển sinh năm năy, cô học trò Nguyễn Trung Ngân dự thi vào ĐH Cần Thơ là thí sinh duy nhất trong cả nước đạt 9,75(làm tròn 10) ở môn văn. Thí sinh Nguyễn Trung Ngân quê ở Giai Xuân, Phong Diền, TP Cần Thơ tốt nghiệp tú tài Trường chuyên Lý Tự Trọng TP Cần Thơ, dự thi khối D1 ngành tài chính trường ĐH Cần Thơ đã đạt thủ khoa cùng khối với tổng điểm là 25.

Hy vọng Nguyễn Trung Ngân sẽ trở thành một nhà phê bình văn học trong tương lai.

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2008

TRUYỆN CỦA ĐÀO TẤN TRỰC


Một thời đã xa
Gặp mặt Văn nghệ sĩ tại Sài Gòn
Ảnh: DH

Chiều nay mấy đứa bạn học cũ ngoài Quảng Bình gọi điện vào mời tuần sau ra Đồng Hới dự đám cưới. Chúng nó đang ngồi nhậu với nhau nên giọng đứa nào cũng hồ hỡi. Thằng Hải béo lúc nào nói chuyện cũng hỏi - Anh khi nào lấy vợ, nhớù báo cho tụi em biết với nhé. Còn thằng Tài vòng vo tam quốc một hồi rồi dẫn tới “đề tài muôn thuở” của ngày xưa và bây giờ. Sau cùng thằng Anh chốt luôn một câu chắc nịch
– Thứ sáu tuần sau anh và Hiếu ra dự đám cưới con Trang đấy.
Tôi không dám chắc có ra được không, đoạn đường hơn ngàn cây số với lại công việc cũng không cho phép mình nghỉ nhiều ngày. Tôi gọi điện báo lại cho Hiếu, thì ra anh Hiếu nhà thơ cũng bận bịu hơn tôi gấp nhiều lần. Ngoài giờ chính thức ở trên trường, Hiếu phải xoay thêm mấy “cua” ở ngoài, rồi lại bài vở gửi cho các tờ báo nên quỹ thời gian kín cả ngày.
Nhóm bạn học đại học ngày đó rất thân. Tôi là anh cả vì về mặt tuổi tác cũng như vốn sống tôi hơn cả chúng nó. Thằng Hiếu là phó nhóm bỡi có tài văn nghệ và là một tay hài hước nên đứa nào cũng thích. Đến ngày ra trường, mỗi đứa mang một niền tin đi về một nẻo. Tôi về Phú Yên, Hiếu vào Nam, Đinh Hạ về Nghệ An, nhóm bạn còn lại tình nguyện về xây dựng quê hương Quảng Bình thoát khỏi cái nghèo trên vùng cát. Mấy năm ra trường dường như biệt tích, chỉ liên lạc với nhau qua điện thoại chứ chẳng đứa nào thấy mặt đứa nào. Năm trước, từ Nghệ An Đinh Hạ gửi thư qua đường bưu điện vào cho tôi, trong thư có đoạn viết “…em về dạy cấp 2 ở quê, tụi em nay đứa nào cũng ốm, đen và già người hẳn đi. Về ngoài này đói thông tin lắm anh à, muốn mua tờ báo đọc cũng không có…”Có lẽ nắng và gió Lào nơi xứ Nghệ đã làm cho thằng bạn tôi – một con người khỏe mạnh trắng trẻo đẹp trai tài hoa nhất lớp nay đã già và đen đi nhiều. Qua thư tôi biết Hạ vẫn chưa lấy vợ. Chất giọng Nghệ An, Quảng Bình vốn “nặng chình chịch”. Chúng nó gọi điện, viết thư bảo nhau đủ điều nhưng rồi chung quy lại có hai vấn đề mấu chốt đó là: khi nào anh lập gia đình, anh với thằng Hiếu nay trẻ ra đẹp trai hơn hồi đi học và là người nổi tiếng rồi, còn nhớ tụi em nữa không.
***

Quả thực cái tên thằng Hiếu bây giờ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng khá nhiều. Gõ trên goole tên nó hiện ra như tờ sớ, lại có cả hình chân dung ngồi chỡm chệ, thân hình béo, phát tướng trông giống như một người thành đạt hẳn hoi. Kèm theo chân dung là vài dòng tiểu sử như để dọa người ta. Mấy đứa bạn ở quê lâu lâu lên mạng thấy vậy sợ khiếp vía. Hiếu đã trở thành nhà thơ, nhà văn kiêm nhà giáo ở phươngNam. Tôi cũng có mấy tờ báo mạng đăng bài, giới thiệu nhưng chỉ là một thầy giáo có viết văn, làm thơ. Tôi thấy thế và biết mình là thế, cĩ ăn thua gì với chúng bạn đâu. Từ ngày xuất hiện trên mạng, Hiếu miệt mài viết văn. Quay 360 độ từ thơ sang văn xuôi, đôi lúc lơ là cả việc dạy học. Từ một thầy giáo tay cầm phấn chuyển sang cầm mic, nhấp chuột(vì dạy giáo án điện tử) thì nay hắn chuyển sang viết văn trên mạng, rồi lập Blog riêng, một hướng đi riêng, một con người tiêu biểu, nổi tiếng trong nhóm bạn ngày nào. Ngày còn đi học, Hiếu là một tay cừ của khoa, đẹp trai, tài hoa, hát hay lại một cây hài nên được nhiều bóng hồng hâm mộ. Mới năm nhất, hắn đã phải lòng một hoa khôi trong lớp. chuyện yêu đương trai gái không thể nào bí mật, ngược lại nó lan nhanh như nước lũ tràn bờ, chẳng mấy chốc mọi người trong khoa đều biết . Hai đứa chính thức yêu nhau và chính thức công bố tình yêu quang minh chính đại của mình vào ngày sinh nhật hắn. Sinh nhật sinh viên mà nói đùa như đám cưới vì đứa nào cũng vui, cũng cụng ly lanh canh chúc mừng hai đứa…tàn buổi sinh nhật tụi con trai đứa nào cũng say khước, ôm nhau ngủ hết một ngày, nhớ đời. Một hôm cô nàng đưa anh chàng tài hoa về thăm quê. Phải nói hắn liều thật. Hắn đi. Bố mẹ nàng là giáo viên chắc không đến nỗi nào đâu. Vả lại “chàng rể” cũng là thầy giáo tương lai. Chúng bạn nó nghĩ lí tưởng nên trêu mai mốt ra trường cả nhà thành lập một ngôi trường tư thục, biết đâu “chàng rể” còn nằm trong Ban giám hiệu nữa không chừng. Chuyến đi hai ngày. Khi hắn trở về trường, tôi là anh cả nên phải có trách nhiệm quan sát, bám lấy thằng em để xem thử tình hình như thế nào. Bằng kinh nghiệm “xương máu” của mình, tôi thấy hình như tình hình bất ổn, tôi theo dỗ ngọt mấy lần nhưng hắn chỉ có một câu gọn ơi là gọn:
– Có gì đâu anh.
- Có gì đâu mà sắc mặt tinh thần mi vậy à.
Chẳng nÓI chẳng rằng chi cả, chỉ cĩ đơi mắt nhướng nhướng sau cặp kính cận trơng thật dẽ ghét. Hắn như người mất sổ gạo, tôi cũng khơng nĩi gì, mặc kệ. Mấy ngày liền, cứ khoảng 11giờ đêm, khi các phòng trong khu tập thể đã đóng cửa hắn đến gõ cửa tôi bảo:
- Anh ơi, mở cửa em với. Tôi mở cửa thấy tay hắn cầm chai rượi:
- Mần vài chén chứ anh.
- Ừ, mần thì mần. Một chén, hai chén. Thường lệ khi ngà ngà thì hắn hát cải lương hay mê trời luôn. Hôm nay hắn không hát mà khào khào trong cổ họng, giọng hắn như người lớn.
Thấy thế, tôi bảo:
- Mi khóc à, sao thế, con trai con triết gì mà khóc.
- Không anh à…
Bắt đầu hắn kể. Hắn kể tùm lum chuyện, tôi không nhớ hết nhưng đại loại thế này. Nhạc mẫu tương lai gọi hai em lên nói chuyện rồi bảo: hai đứa nghĩ sao mà lại yêu đương sớm thế, có tính gì đến tương lai không, nếu sau này hai đứa lấy nhau, cả hai đều dạy văn, có nước ăn cháo để sống chắc… Tôi đang học văn, trong đêm khuya nghe những lời hắn kể máu Trương Phi nổi lên, tôi cũng quát to:- Thế thôi chia tay. Bỏ. - Hắn nhỏ nhẹ, bỏ nghề đang học hay bỏ người yêu vậy anh.- Ừ, ừ… Khó thật, khó thật…Thế rồi tình yêu khơng cánh mà bay, bay đi đâu tơi cũng khơng biết nữa. Bầu trời hình như giang rộng với tuổi trẻ và thời sinh viên. Biết bao nhiêu việc phải làm, phải nghĩ, phải dấn thân, phải nhớ và phải quên nhưng tơi biết cĩ một điều khĩ phai mờ trong kí ức của mỗi con người thời trai trẻ là tình yêu nơi giảng đường.
***

Bốn năm đi học xa nhà tôi và Hiếu có thể sống được bằng sức của mình. Cả hai cũng được chút tiếng thơm với khoa với trường vì có nhiều bài đăng trên các tờ báo trong nước đều đều. Bốn năm cả nhóm bạn thân hoàn thành khóa học. Bốn năm bươn chải, bốn năm ra trường và cả bốn năm xa cách. Bây giờ nhìn lại thời gian trôi qua dù chưa dài lắm so với cuộc đời song cũng đủ để cho mọi người thấy được cuộc sống là một chuỗi ngày vô định. Không biết rồi các bạn có sống nổi với nghề không. Bây giờ tôi thường đọc thư và gửi thư cho bạn bè ở xa lúc cuối ngày. Tối nay, công việc xong, tôi mở thư ra đọc, ngẫu nhiên mail của Trang và Hiếu nằm gần bên nhau. Trang gửi cho tôi tấm thiệp hồng cùng với dòng thư ngắn. Qua thư tôi biết người bạn trăm năm của em là một Ths Toán đang dạy cùng trường với em. Thư Hiếu ghi ngắn gọn: Trang lấy Phú anh à. Đọc đoạn thư ngắn của thằng bạn ở tận phương Nam tự dưng tôi nhớ lại câu chuyện hắn kể cho tôi nghe sau lần về xứ Quảng cách đây gần mười năm. Giá như tất cả chúng ta đều trở lại được ban đầu , mặc dù chẳng làm gì nhưng được thế thì hay biết chừng nào phải khơng bạn ơi.
Tuy An tháng 6/ 2008.

HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ


CANH CHUA LÁ DÍT THỊ GÀ
Dít là một loại cây có nhiều ở vùng đất đỏ miền núi huyện Sơn Hòa, Tuy An của tỉnh Phú Yên. Dít thường mọc hoang dại dưới bóng râm ngoài vườn. Cây không to, đường kính gốc cây khoảng chừng một nắm tay trở lại, thân cao 0,5 m, nhiều cành, lá màu xanh nâu có mùi thơm vị chua. Cây được chọn phần lá non để dùng nấu ăn nên người ta gọi cây dít thành lá dít.
Lá dít nấu canh chua hợp với nhiều loại hải sản như cá cua hoặc các loại chim rừng nhưng đặc sản hơn phải nấu với thịt gà vườn nhà tươi sống. Tất nhiên thịt gà nấu món gì cũng ngon. Với món canh chua lá dít, khi làm gà ta nên chọn gà non tuổi, loại này xương mền ngọt. Nếu gà lớn hơn ta nên chọn phần thịt ức kèm theo bộ lòng. Phần thịt được thái nhỏ cho vào tô rồi hòa chung cả thịt và lòng ướp gia vị. Lúc nấu nên khử một ít dầu thực vật tránh mỡ, cho thịt vào. Trên lửa nồi thịt đã bốc mùi thơm ta châm nước sôi vừa đủ. Khi nước đã sôi đều và thịt gà đã chín, ta dùng tay vò sơ phần lá dít ( không dùng dao thớt xắt vì theo dân gian sẽ hôi) đã được hái cho và nồi nước đang sôi rồi tắt lửa, nêm gia vị. Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản vậy thôi mà ta đã có một nồi canh chua tuyệt vời.
Canh chua lá dít thịt gà thường ăn nóng khi cả nhà quây quần bên mâm cơm chiều, lúc có khách quý hoặc dùng làm mồi lai rai vài xị với anh em xóm giềng lúc công việc rảnh rỗi. Sướng nhất là khi ăn món này kèm theo một chén muối ớt rừng giã nhỏ. Khi đó mùi thơm, vị chua của lá dít hòa cùng chất béo, tanh của thịt gà cộng với vị vừa chua vừa cay của ớt trên đầu lưỡi nên ta sẽ có một bữa ăn ưng ý.
Ngày xưa, canh chua lá dít là món hợp khẩu vị và phải ăn thường niên với những người sống, công tác và hoạt động cách mạng trên vùng núi nơi đây. Xa rừng xa núi nhiều năm, về thành thị rồi nhưng họ không thể nào quên món bình dân quê hương một thời gian khó.
Bây giờ canh chua lá dít thịt gà là món đãi khách đặc biệt và là món đặc sản có một không hai chỉ có ở quê tôi. Nó ngon hơn gấp nhiều nhiều lần so với món canh chua lá dang chúng ta thường thấy trong các quán hoặc trong các nhà hàng đâu đó. Nhiều người về thăm quê, công tác họp hành hoặc đi du lịch đều coi đây là món khoái khẩu không thể thiếu trong bữa ăn. Nhiều lúc sợ không có nên họ phải đặt người nấu trước cho chắc. Lúc ra về mỗi người mang về một ít để khoe và chia vui cùng với vợ con nhưng xem ra không ngon bằng nấu ăn tại chỗ. Có lẽ nguồn nước, mảnh đất và khí hậu nơi đây là nhiều yếu tố tạo nên vị ngon của nồi canh chua xứ sở .
TUY AN

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2008

NHÀ THƠ HỮU LOAN



Vợ chồng nhà thơ Hữu Loan hôm nay (Ảnh: Lê Thiếu Nhơn.com)

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2008

THƠ NHI ĐỒNG


Ngày tựu trường


tựu trường trong nắng mùa thu
lời cô giáo dặn, lời ru mẹ hiền
nắng tươi khắp các nẻo đường
có con chim chích đến trường hồn nhiên
lá bàn tiếp bước chân em
vỗ vào nhau, nghiêng xuống thềm đông vui
giữ nguyên trong mắt nụ cười
thầy cô, bè bạn…khoảng trời mênh mông.



đầu năm đến trường

bước vào năm học mới
hình như mình lớn hơn
và trang vở cũng trắng
hơn trong những ngày thường

ba tháng hè yên lặng
không được gặp bạn bè
ba tháng hè đi vắng
sân trường cũng nằm mơ

cây phượng già thêm tuổi
lửa rơi hết mùa hè
chiếc trống trường nằm nghỉ
âm vang cùng tiếng ve…

bước vào năm học mới
ngôi trường bừng sang xanh
bạn bè thêm một tuổi
thi đua nhau họchành.



lưới trăng

cây đa đầu làng
nghiêng dáng bờ sông
bao lần thay lá
không nhớ tuổi mùa

cành cây to khoẻ
ôm giữ hồn làng
vươn mình mạnh mẽ
cùng thời gian đi

tuổi thơ quê em
êm đềm bóng mát
có ông trăng sáng
với muôn vì sao

ước mơ bay cao
xuyên từng kẽ lá
ôi thật kì diệu
lưới trăng trong ngần




măng non

đội qua lòng đất
không ngại gian nan
đầu trần nhọn hoắt
nhô lên vững vàng

rễ từ gốc mẹ
ôm đất quê hương
vui cùng ngày tháng
quên những đoạn trường

mỗi lần thay áo
thân lại cao hơn
những ngày going bão
cây lại xanh rờn

tre đan thành luỹ
dày kín như thành
măng non bền bỉ
giữ gìn quê hương


chiếc quạt giấy

là chiếc quạt giấy
bà cầm trên tay
nhẹ nhàng đơn giản
xếp mở gọn gàng

không như quạt máy
quay quay cả ngày
những khi mất điện
máy lại đứng yên

đã từ lâu lắm
quạt theo tay bà
những khi trời nóng
thành chung cả nhà

ĐTT

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2008

THƠ NHI ĐỒNG


Gần đến ngày khai trường,không khí thật rộn ràng.Đào Tấn Trực chia vui cùng các em học trò bằng chùm thơ này...


HÀNH TRANG VÀO LỚP MỘT
chiếc cặp này của bà cho
dặn vào lớp một chăm lo học hành
bên ngoài da bọc màu xanh
có viền chỉ đỏ tạo thành ngăn đôi

vở mới bọc đã xong rồi
cho vào ngăn lớn giữ hoài mùi hương
ngăn nhỏ bút mực, cục gôm
có chai nước lọc kèm theo nụ cười

Tý đeo chiếc cặp lên người
bước chân vào một khoảng trời thênh thang
bình minh nắng đã trải vàng
đường làng che mát đôi bàn chân êm


ĐƯỜNG EM ĐI HỌC
suối như tiếng nhạc reo mừng
róc ra róc rách cuối rừng núi xa
suối về với biển bao la
ngày đêm lặng chảy băng qua thác ghềng

nhà em thì ở bản trên
trường quê bản dưới nắng lên dốc đèo
đường về qua suối cheo leo
ve ngân rộn tiếng, bướm theo rợp màu

tiếng gà gáy giữa thung sâu
bình yên vui với cây cầu màu xanh
suối trưa con nước trong lành
em đi qua suối bóng thành nàng tiên


VỞ MỚI
Tìm trong trang vở mới
Thơm phức ngày khai trường
bước chân vào lớp học
nghe thoang thoảng mùi hương

bạn nào cũng vở mới
giấy đẹp và trắng tinh
như tâm hồn em vậy
nở nụ cười xinh xinh

bước vào đầu năm học
sách vở đều chưa ghi
trên vai là chiếc cặp
đeo hành trang đến trường


TRĂNG MÙA THU
mỗinăm một lần về
trăng mùa thu sang quá
đi ngang qua đầu ngõ
trăng giả vờ không trôi

cũng là trăng đấy thôi
mỗi đêm rằm vẫn sang
nhưng hôm nay đến hẹn
trăng lại về vui hơn

trăng dát vàng bong em
cùng nắm tay ca hát
trăng sáng như vầng ngọc
soi thẳng vào ước mơ

đêm mùa thu nên thơ
giữa bầu trời rộng quá
chú cuội bỗng thấy lạ
hỏi đêm này vui không…

ĐTT

TẢN VĂN CỦA ĐÀO TẤN TRỰC


Dòng sông hoài niệm

Đứa học trò cưng của tôi hỏi: Nơi này không có sông mà sao trong bài thơ, truyện ngắn nào thầy cũng nhắc về sông.
Đúng. Chỗ tôi ở bây giờ không có sông mà sao tôi hay viết về sông! Nơi đây chỉ có ruộng đồng, những khu công nghiệp và bờ cát dọc biển khơi. Phải chăng em muốn hỏi một điều gì .
Mẹ kể lại rằng, năm gải phóng phố phường đông người, điều kiện gia đình hơi khó khăn nên mẹ định về quê sinh tôi. Lần lừa mãi rồi ý định cũng không thực hiện được. Sinh tôi ở thị xã, mấy tháng sau mẹ cùng gia đình về quê. Quê ngoại tôi nằm bên dòng sông nghe con cá vẫy, có rặng tre xanh mỗi trưa hè soi mình xuống dòng nước êm ả. Gắn với từng buổi mai cắp sách đến trường là một kỉ niệm ấu thơ ngọt ngào không thể nào quên. Gắn với từng buổi chiều bì bõm trên dòng sông ướt sũng người, có hôm bị mẹ đánh đòn là một vùng kí ức ngày xưa nuôi con người biết hơi thở của chân quê ruộng đồng quen thuộc.
Ngày tôi đi học xa, dòng sông quê hương, dòng sông kí ức tuổi thơ vẫn còn nguyên vẹn. Con đò bồng bềnh trên dòng sông thời gian có lúc cũng lắc lư làm tôi chao đảo nhưng rồi cũng vin được mạn thuyền qua đến bờ bên kia. Ngày trở về, nước trên bến sông vẫn chảy nhưng dòng sông bên luỹ tre xanh đã sạt lở đi nhiều, đôi bờ xâm thực trở nên mòn mỏi với xóm làng, rặng tre già xoã tóc ngày càng kém xanh vì gốc rễ cõi cằn bạc phếch với dòng nước bạc lũ lụt thời gian. Thả nỗi buồn cho sông, tôi quay sang đám bạn thuở xưa thì bây giờ chúng không còn nữa, mỗi đứa một nơi. Cả em, người tôi thương một thời cũng theo cuộc vui thị thành đen đỏ mà khướt từ những ân huệ muộn mằn của quê hương.
Không trách em. Tôi cũng là người li hương. Nơi tôi đến, tôi đi; người tôi gặp, tôi xa dòng sông cũng không thường trực, tất cả đều trôi qua không vội vã nhưng níu kéo thì không được bao giờ. Đôi lúc tôi thấy mình như một hành khách trên chuyến xe đường dài rong ruổi khắp các nẻo đường. Điểm xuất phát là tuổi ấu thơ với những mơ ước đi tìm khát vọng chân trời xa thẳm. Càng đi càng thấy quê mình rộng lớn và đẹp đẽ biết bao! Có lúc phải qua nhiều thác nhiều ghềnh, đối mặt với phong ba bão táp tưởng như nãn lòng nhụt chí nhưng gặp trước mặt là dòng sông xanh thẳm bạt ngàn lại chạnh lòng xót xa, nghĩ thương quê mình da diết.
Nơi tôi cư trú bây giờ không có sông nhưng dòng sông đi qua đời tôi vẫn chảy không ngừng. Cuộc đời là thế. Có người ví cuộc đời như cái này cái kia: Trịnh Công Sơn nói cuộc đời trăm năm chốn trần gian chỉ là cõi tạm, về với thế giới bên kia mới chính là vĩnh hằng. Anh bạn tôi làm Bác sĩ, ví cuộc đời như một thân cây, lúc còn nhỏ thì non tơ mơn mởn, rất cần có bàn tay con người chăm sóc nuôi dưỡng. Lớn lên cây đủ cành đủ lá xanh tốt mỡ màng, chẳng may một lúc nào đó thiếu nước hay thiếu dinh dưỡng rồi cành lá khẳng khiu sinh bệnh và cuối cùng cây cũng về với đất mẹ. Rồi có người lại ví cuộc đời như một cái bóng, trời nắng thì bóng còn, trời mưa thì bóng mất. Riêng tôi, tôi không nghĩ thế. Tôi ví cuộc đời như một dòng sông. Dòng sông là dòng chảy, hằng năm trôi đi đất đai, bồi đắp phù sa vào mùa màng. Ước gì ta được như sông mang phù sa để tô thêm màu xanh cho cuộc sống.
Bây giờ nơi tôi ở không có sông. Sáng thức dậy không thấy dòng sông chảy trước mặt, chiều không chứng kiến cảnh người ra đi trở về bên ông lái, đêm không nghe tiếng gọi đò ơi hay tiếng người vạn chài đuổi cá tái tê, thế mà tôi vẫn như sông. Nhớ về dòng sông cũng là nhớ về quê hương yêu dấu, nhớ về nơi chôn nhúm ruột đầu đời, nơi nuôi ta khôn lớn trưởng thành rồi cất bước đi xa.Nhớ về dòng sông cũng là nhớ về mẹ cha anh chị thầy cô hay những người thân có công nuôi dưỡng sinh thành. Nhớ về dòng sông cũng là nhớ về em, người ta yêu thương nhất trong đời. Nhớ về sông cũng là nhớ về những vùng đất ân tình, nơi ta sống học tập làm việc rồi đi qua…Tất cả đều không giống nhau như thực tế nhưng lúc nào sông cũng ở trong trí nhớ của ta như một miền hoài vọng cố nhân .
Phải chăng dòng sông là một ẩn dụ trong suy nghĩ của mỗi con người. Sông cũng là người thân, cũng là nơi quen thuộc hay một miền nhớ nên ta cứ mặc sức nhớ thương hờn giận. Sông cứ trôi, đời cứ qua, rồi những gì qua đi không trở lại bao giờ, có chăng chỉ là trong dòng hoài niệm. Dòng sông trong ta lao đi như con tàu, ngoài kia là biển lớn, bên này là sân ga. Người đứng đợi bên sân ga chỉ nghe tiếng còi vang vọng rồi xa dần xa dần. Muốn về lại dòng sông tuổi thơ, hiền hoà ngày xưa sao khó quá.…

ĐTT

(THEO TUỔI TRẺ ONLINE)

TRUYỆN CỦA ĐÀO TẤN TRỰC


ĐÊM CỦA BIỂN


Từ khách sạn tôi băng qua một dãy phố nhỏ, một con đường lớn của thành phố là đến khu hội chợ trung tâm với những dãy kios có ánh đèn sáng trưng nằm san sát bên nhau. Lần đầu tiên đến nơi này, tôi nhận thấy sự khác biệt so với những thành phố khác mà tôi đã từng đến. Phố có gì đó rất phố, rất riêng và cũng rất thơ. Những dãy nhà cao tầng nằm lùi phía sau, nhường chỗ cho những cơ quan công sở khách sạn bên mặt đường. Đứng từ trung tâm thành phố nhìn về phía tây chỉ thấy nhà cao tầng chen chúc nối đuôi nhau chạy đài đến đỉnh núi...Phải nói đây là một công trình kiến trúc đô thị đẹp ở Việt Nam.

Chung quanh tôi hầu như đại đa phần là du khách người Hoa. Họ nói tiếng Hoa và người Việt chào hàng cũng sử dụng tiếng Hoa.Vừa đi vừa ngắm một mình, tôi nghĩ anh bạn mình đang học khoa Trung văn, mai mốt ra trường đến nơi này tìm việc, chắc sống được! Thấy tôi đang chăm chăm nhìn mấy bộ bình gốm đẹp trên quầy, chị bán hàng tươi cười vồn vã: Nín hão, Nín hão…Tôi hiểu chị nói gì nhưng chỉ trả lời bằng một sự im lặng, mặc dù tôi nói tiếng Hoa không tòi.Điện thoại đổ chuông, trên màn hình hiện lên chữ :-Bien HL-. Tôi biết em đang gọi và nóng lòng muốn gặp tôi ngay lúc bây giờ.- Alô, anh đang ở chỗ khu hội chợ- Em đang tới, anh đợi em nhé!Giọng nói của em ngắn gọn, ngọt ngào và dường như mang hương vị biển. Tôi đưa chiếc điện thoại xa vùng nghe mà trong lòng vẫn còn cảm giác sâu lắng ngọt êm dịu như hương nồng của gió từ biển thổi vào mát lạnh thịt da. Trong rộn ràng phố chợ, tôi đơiï em. Ngày trước em quen tôi tình cờ như bao người khác quen nhau. Bao nhiêu năm rồi nhưng hai người chưa có dịp gặp nhau. Do đường đi quá xa xôi hay do gì tôi cũng không biết nữa? Chỉ biết đoạn đường khá dài, hơn ngàn cây số chứ ít gì, phải mất hết mấy ngày đường…

***

Ngày đó, tôi nhận được dòng tin nhắn đầu tiên từ em:- Chào chú, cháu muốn được làm quen với chú.Dù bận bịu nhưng không thể không reply. Trả lời nhưng tôi hết sức dè chừng vì sợ nhỡ có đứa học trò nào dánh lạc hướng ghẹo thử ông thầy thì nguy to.

-Xin hỏi bạn là ai.

- Cháu là cháu Trời ạ, cái kiểu tin nhắn nhát gừng như thế này tôi thường gặp lắm, chán lắm, nhưng sao lần này tôi vẫn bấm máy nhắn lại.

- Em nói rõ hơn về mình được không.

- Cháu tên Bien, ở Ha Long, biết, thích và muốn làm quen với chú thế thôi.

- Vì đâu.

- Vì cháu thích. Được không?

- Tất nhiên là được rồi nhưng có một điều không được một tí tẹo nào.

- Điều gì.

- Không được gọi bằng chú, chưa có vợ.

- Sợ già à.

- Không sợ nhưng không đúng thế…

Tôi không biết em là ai, có đáng tin hay không. Xét cho cùng ông bạn lớn tuổi của tôi nói cũng không sai tí nào: mang điện thoại di động là như mang một cái cục nói láo để bên mình. Có những lúc cũng cần phải nói láo, ví như chiều đang ngồi nhậu với mấy anh em cơ quan, vợ gọi điện hỏi anh đang ở đâu, chồng trả lời thân mật- anh đang ở cơ quan, hôm nay ráng làm cho xong cái này, về muộn chút nha em…Như vậy có trời mà biết, và còn 1001 chuyện khác nữa, không biết em -Bien HL- có xạo tôi như lời ông bạn kể trên không…

Qua điện thoại, dần dà tôi và em biết nhau nhiều hơn. Em giới thiệu em đang là nhân viên cho một công ty du lịch ở thành phố biển nơi em đang sống. Sở thích ngoài công việc thích đọc sách báo và nghe nhạc. Chính vì thế từ ngày biết em, mỗi sáng đầu tuần, tôi được tặng một bài hát kèm với một lời chúc may mắn hạnh phúc trong tuần của tổng đài VNPT qua dịch vụ điện thoại di động. Nhiều lần em mời tôi ra quê em chơi cho biết nhưng đợi mãi cũng không được, tôi cũng mời em vào trong này cho biết xứ biển miền trung có nhiều cát trắng và nắng gió nhưng công việc không cho phép.Thời gian xoay vòng mãi rồi cũng có dịp ra Bắc, công việc xong, tôi từ giã anh bạn thân nhảy xe đò về găp em.

***


Giữa chợ hàng hóa thời trang đủ loại bên hàng hà sa số khách du lich nước ngoài tôi như đang thấy mình lạc tận bên một nước banï hay một nơi biên giới xa xôi nào đó. Thành phố vào đêm, ánh đèn chiếu sáng trưng làm cho các dãy phố trở nên san sát vào nhau. Tiếng người, tiếng nhạc, tiếng ồn của những âm thanh tàm tạp, tiếng sóng biển khơi rì rào vỗ nhẹ làm cho con người cũng bớt đi chút cô đơn trong lúc đợi người thân.Tôi đứng bên gốc cây hoa Đại dưới hàng hiên ngôi nhà trung tâm. Đúng 30 phút, em đến. …

Tôi nhận ra em như một sự ngỡ ngàng và cũng như vừa gặp một người thân, một mẫu người mới nhìn từ bên ngoài đã có thể gây thiện cảm cho người đối diện.Đêm của biển thật dài và ngọt ngào. Em đưa tôi đi dạo dọc bờ biển, sóng vẫn vỗ rì rào êm dịu, từng đợt từng đợt nô đùa đua chạy theo khỏa lấp dấu chân tôi và em vừa in lên bờ cát mịn màn dưới ánh trăng non bàng bạc từ trên đỉnh núi mờ sang. Phía biển khơi ánh đèn của vạn chài vẫn sáng nhứt mắt.

Em bảo:

- Ngoài kia cũng có một thành phố, anh tin không.

- Tin, nhưng sáng mai thì thành phố đó không còn.

- Vậy tối nay mình tranh thủ ngắm đi…

- Ừ he.

Chúng tôi đi dạo gần như cùng chiều dài bờ biển nhưng trời vẫn chưa có dấu hiệu hừng đông. Thỉnh thoảng có những cặp tình nhân ngồi tắm sương đêm như những pho tượng tôi đã từng gặp đâu đó. Họ thủ thỉ trò chuyện tự nhiên như người Hà Nội. Đi bên nhau, em hỏi và kể cho tôi nghe đủ những điều huyền thoại về thành phố biển, những câu chuyện trong cuộc đời của mình. Chất giọng em đầm đầm ấm ấmnhư câu khẩu hiệu Người Hạ Long nói lời hay ý đẹp trên đường phố tôi gặp lúc ban chiều, có lúc nhẹ như nước biển Hạ Long trong đêm sương. Đi bên em tôi thấy hạnh phúc và an lòng, một cảm giác như chưa bao giờ có đươcï, gót chân của tôi và em rải đều đều theo từng câu chuyện kể, đôi bàn tay hai người có lúc siết chặt khi cơn sóng ngoài khơi xô mạnh vào bờ. Em hẹn chiều mai sẽ đưa tôi ra thăm Vịnh và sau đó đến thăm khu du lịch bên đảo Tuần Châu nơi em công tác…Khi màn đêm đã mờ theo ánh trăng bàng bạc, chúng tôi ngồi tựa nhau ngủ dưới bóng trăng khuya mặc cho ngoài kia từng con sóng biển vẫn cứ rì rào vỗ nhẹ.

***


Sáng hôm sau, vì có công điện hỏa tốc nên tôi phải về Nam đột xuất sớm hơn dự định. Kế hoạch vàng khi đêm hai người đã chuẩn bị cho ngày mai không thể thực hiện được. Em kịp tiễn tôi ở bến xe và nói lời chia tay nhưng trên khuôn mặt thoáng một nét buồn. Tặng tôi món quà của biển làm kỉ nệm, em hẹn một ngày gần đây sẽ vào Nam cho biết quê tôi. Chiếc xe du lich lăn bánh, tôi ngoái nhìn lại phía sau có dáng hình một người con gái mang tên đại dương đứng bên bờ biển thơ mộng trông theo rồi khuất dần theo dòng người hối hả. Người con gái đó bây giờ tơi khơng còn gặp nữa, em đã vĩnh viễn nằm lại bên bờ mang tên mình vì cứu hai em nhỏ bị sóng cuốn thoát chết trong cơn bão lớn năm vừa rồi. Thời gian trôi, ngoài kia sóng vẫn cứ vỗ lúc êm dịu rì rào, lúc ào ạt trắng xóa.
ĐTT