Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2008

VI THUỲ LINH TRONG MƯỜI KHUÔN MẶT THƠ TRẺ


Vi Thuỳ Linh
(NHÀ THƠ TRẺ)

Đối với Vi Thuỳ Linh, tình yêu và thơ là định mệnh. Nhà thơ tâm sự: "12 năm làm thơ, sống cho thơ, tôi ngày càng thấm thía thơ là định mệnh của tôi…Có 2 lĩnh vực trường tồn qua mọi thời đại, bởi sức mạnh thiêng liêng vượt qua mọi ranh giới, khác biệt, màu da, ngôn ngữ: đó là Tình yêu và Nghệ thuật. Sống cho thơ và vì thơ mà sống đẹp, tôi vẫn tiếp tục hành trình thơ, hành trình tình yêu của mình.” (Sống Thơ, 6.2007). Trước Vi Thuỳ Linh (VTL) đã có nhiều người làm thơ tình, VTL đã làm mới thơ tình như thế nào?
Thơ tình VTL là thơ tình cuả người đang yêu, đang đắm say hạnh phúc và hoan lạc. VTL miêu tả cuồng nhiệt hạnh phúc nhục thể hoà với hạnh phúc tinh thần trong nhiều bài thơ như Âu Cơ, Tình Tự Ca, Trên Ngực Anh,..
Hồi hộp đến cuối đường tơ lụa Tây Tạng mê ảo cuồng hoa Trứng nhộn nhịp thụ thai Âu Cơ rũ váy rũ nghiệt ngã Lại hứng hứng gió thốc Thôi miên những cánh cửa chồi răng Hoa Thùy Linh Đàn đàn mũi tên bay từ giữa hai đùi Bắn nát sự cam phận.
(Âu Cơ)

“suốt đêm suốt đêm /
Những khát khao được giải phóng “
(Bản Đồ Tình yêu..)
Trong đam mê và say đắm nghiệm sinh tình yêu nhục thể, VTL đặt thành những tín niệm.Tình yêu làm nên nhân loại “Trong lòng em, anh khai thị thế gian “(Âu Cơ). Tình yêu là ánh sáng, là ngày mới là sự sống
“Cả thế giới chật ních buồn phiền bỗng nhiên vắng lặng Để loài người học yêu nhau trở lại Để loài hoa không bao giờ mãn khai, hé mở “(Đường Ong)
Tình yêu cứu rỗi nhân loại
“…Thế giới loạn ly vì lũ khủng bố cuồng man ngu muội cực đoan quá khích
Nắm lấy tay nhau, những bàn tay không biên giới!..
… Những làn môi mọng đỏ đòi hôn như dâu tây đòi nước và ánh sáng
Nếu cả loài người đều yêu nghệ thuật và thơ hay, sẽ không còn cái ác” (Hãy phủ thơ khắp thế giới của em!)
VTL kêu gọi giải phóng phụ nữ
“Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược Nào cùng đi Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động Hãy yêu nhau, đừng chần chừ nữa Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược Nào cùng đi”
(Bản Đồ Tình yêu)
Em giải phóng em trong thế giới tâm hồn
Hỡi những người phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng như mình muốn
Đừng mặc cảm giấu che! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng, chờ chiếu cố
(Yêu cùng George Sand)
VTL khai thác triệt để những phần thân thể và những hoạt động giao hoan tình dục, những cảm giác vật chất và tinh thần: Bàn Tay, Đôi mắt Anh, Trên Ngực Anh, môi hôn, làn da, ” lưng anh lưng em tự sóng” “anh hoà em vào máu “
Anh hạ trời xuống Anh nâng đất lên
Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên
Trên lưng Anh, bơi mải miết ngón ngón em dài trắng
Môi em trườn đêm căng
Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt
Vào lúc Anh lên em lên Anh
Thụ tạo giấc mơ ấp ủ
Em đạt khát khao làm Mẹ
(Nơi Ánh Sáng)

Yêu là liều, bất chấp ngặt nghèo ngăn cấm
Chẳng có gì trói buộc, hoãn, sợ run

Lúc 12 giờ đêm đến gần Anh đang đợi
Phòng ngủ biển xanh mây bay thiên thanh
Chiếc giường đàn hương - máy bay bằng gỗ
Dâng mình lên theo cơ thể ngụt ngàn
Dâng từng đợt mưa say đợt cắn
Anh trai tráng hệt như chưa lần nào
Em nữ tính nhiều mà sao vẫn thiếu
Đoá nhung đen nở mịn đường cỏ ấm
Còn nợ mùa thu vì em trắng quá
Suốt đời mải miết chạy theo tình yêu
(Tình Tự Ca)
Tuy say đắm nhục thể nhưng VTL vẫn đủ tỉnh táo để suy tư về tình yêu trong những tương quan nhân loại, và nhìn đời tươi xanh
Anh dắt em đi mãi trong màu xanh thành phố, trên triền xanh của sóng, giữa không tận bầu trời
Chúng mình đã đi qua bao thế kỷ bất an, sao loài người yếu đuối đến thế?!
Chúng mình đã đi qua ánh sáng bao nền văn minh huy hoàng, mà nhân gian vẫn tìm gì mãi thế?! Điều quan trọng nhất, bí mật hệ trọng nhất là biết yêu nhau trong sự sống tận cùng
Đi bộ qua những vòm trời, anh nằm bên em giữa thời đại mệt nhoài rạn bóng những thế kỷ
Nhắm mắt để chuỗi ánh nhìn vẹn nguyên phát hàng triệu tia bích ngọc
Máu anh truyền em truyền đời xanh thẳm
(Xanh)
Ta đi tìm thời gian đã mất trong thời gian đang trôi
Ta ước về tháng ngày chưa đến trong thời gian đang trôi
Thong thả yêu nhau bằng khí lực thanh xuân, giữa chớp nhoáng ngày đêm - tình huống nghiệt ngã của tạo hoá
Tận hưởng xuân ngưng lại mùa huyền bí
Làm như quên tình tiết trai gái hôn cháy cả giao thừa...
Trên da thịt đôi ta, theo hơi thở Anh, mưa xuân đang ấm
Gió lên tình, vờ không phân biệt nổi mùi nàng với ngàn hoa
(Ngưng lại mùa xuân)
VTL cũng có những bài thơ tạo được những xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, khổng chỉ về niềm hoan lạc và về cả nổi buồn (Nhật Thực, Phiá Ngày Tắt Nắng)
Khi anh đẩy em bằng mắtTrăng vừa tròn mười chín!Em đã thả đi bao nỗi buồnBuộc bằng tóc rụng,Tóc đã rụng mùa mùa nhiều rồiMà chưa thấy nắng lên,Em oà vỡ,Những nỗi đau chèn nhau,Em lầm lũi đến trước cổng nhà anh!Nhặt xác nỗi buồn còn tươi nguyên,Đốt lên thành lửa ném lên trời,Đốt lên thành lửa ném lên trời (Phía Ngày Tắt Nắng)
Nếu so sánh với thơ tình Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Nguyên Sa, thơ tình Vi Thuỳ Linh đã mới hơn nhiều. Người đọc nhận thấy trong thơ VTL chất đắm say cuả Xuân Diệu, chất suy tư tỉnh táo và đằm thắm thuỷ chung cuả Xuân Quỳnh, những tinh tế ngôn ngữ cuả Nguyên Sa, nhưng ở VTL, đúng như nhà thơ tự nhận định, thơ VTL được viết bằng ngôn ngữ tinh ròng, phong phú, bằng giọng tâm sự chân thành gần gũi giàu nữ tính
“Trổ nhiều ô cửa bằng vòm chữ, ngôn ngữ là di sản văn hoá
Viết bằng tiếng Việt thật đẹp và cuốn hút, miệt mài quá mức”
(Yêu cùng George Sand)
Vì thế dù miêu tả tình dục, ngôn ngữ thơ VTL không trần tục thô thiển, mà vẫn giữ được sự chừng mực, vưà đủ bộc lộ tất cả những mê đắm, vừa đủ tỉnh táo giữ được cái đẹp cuả thơ ca trong cái đẹp cuộc sống tươi xanh, để tạo nên những giá trị mới cho thơ tình. Tuy nhiên, về nghệ thuật, thơ VTL không mới.
Tôi nghĩ rằng tình yêu, tình dục, niềm hoan lạc trong tình yêu không phải là tất cả. Cuộc sống có bao nhiêu vấn đề cần tiếng nói cuả thơ ca. Khi tuổi thanh xuân qua đi, khi những trách nhiệm xã hội chồng chất lên vai và khi tình yêu chỉ còn lại những giông bão sau những sắc màu cuả cầu vồng rực rỡ, thịt da chai lỳ nhục cảm, thay vào đó là những đớn đau thân xác (bệnh tật, sự tàn phai..), không biết VTL có còn viết được những dòng thơ sung mãn như những gì chị đã viết. Không phải trong thơ chị đã ánh lên những nét nhăn muộn phiền rồi đó sao. Dù sao VTL vẫn còn đang rất trẻ.
Tự nhủ không thể yêu ai nữaNgười đàn bà sống một mình, vừa muốn quên, vừa mong ngóngChị cố tránh con đường xưa…Lại đêm…Lại đêm… (Thiếu Phụ và Con Đường)
Quả không vui chút nào khi bài viết này chưa kịp công bố thì tôi nhận được tin: “tháng 11 này VTL sẽ ngừng làm thơ, it nhất là 5 năm tới cô sẽ không làm thơ nữa. Vì cô không muốn mãi làm thiếu nữ trong thi ca. Cô muốn làm người đàn bà từng trải.” (theo Thuỳ Vân- An Ninh thế giới- phongdiep.net 23.10.08)
Bùi Công Thuấn

Thotre.com

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

luc bat hay


Từ giã Huế (Phạm Đông Vũ)
Giữa lưng chừng núi đi về,
Anh nhìn sóng biển bốn bề xôn xao.
Rì rầm nước tự trên cao,
Giữa hai sườn núi lao xao gió ngàn.
Nắng lan chiều hắt hiu vàng.
Xanh ngan ngát núi, xanh tràn biển khơi...

Anh từ giã Huế em ơi
Sông Hương lặng lẽ một thời riêng mang.
Hoàng thành biết mấy xương tan,
Hào sâu biết mấy phũ phàng đó em.
Khiêm Lăng sáo đã buông rèm,
Dấu xưa còn lại mấy thềm rêu xanh.
Đền đài. Ừ cũng mong manh,
Ngó sen vàng vọt bên gành đá xưa...
Huế mùa này lẫn mưa thưa,
Qua đèo đã thấy đong đưa nắng vàng.
Thôi em. Huế đã muộn màng,
Anh trao em sợi nắng vàng làm tin.
Lưng chừng đèo Ải lim dim,
Mới hay anh đã đi tìm Huế thơ...
1988-2008
P.Đ.V
lucbat.com

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2008

Thơ với lời bình


“Dòng sông một bờ” của Nguyễn Khắc Thạch

Có một dòng sông mang tên em
Dòng sông anh tự đặt
Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền

Có một dòng sông trôi vào lãng quên
Nước trong như nước mắt
Điều chưa đến mà sao thấy mất

Có một dòng sông chỉ có một bờ
Phía bờ kia quay mặt
Dòng sông anh không qua được bao giờ.
NKT
Lời bình
Tôi biết đến nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch trong những tháng năm sống ở Huế. Ngày đó không dám nói là người yêu thơ nhưng chúng tôi đọc thơ rất nhiều. Hầu hết những cây bút thơ ở Huế chúng tôi đều biết đến, trong đó có nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch. Thơ anh không diễn đạt theo kiểu dàn trải giống như một số nhà thư khác. Trái lại, thơ anh ngắn gọn cô đọng mang chiều sâu triết lý nhân sinh. “Dòng sông một bơ”ø là một bài thơ như thế. “Dòng sông một bờ”ø cũng là tên một tập thơ riêng của anh. Bài thơ ngắn gọn 3 khổ 9 câu được viết theo lối tự do nên cảm xúc không gò bó mà câu thơ được diễn đạt đi đến tận chiều sâu tâm hồn. Bài thơ cũng nhắc nhở, mách bảo một điều gì đó hình như qua rồi và không trở lại để cả ý thơ là một sự nối tiếc xót xa. Cũng là anh em đấy nhưng cách thể hiện của Nguyễn Khắc Thạch có những nét rất riêng. Đại từ em ở ngôi thứ hai như vừa thực vừa hư. Mượn hình ảnh quen thuộc là “dòng sông” và danh từ “em” tác giả bày tỏ cảm xúc trữ tình. “Có một dòng sông mang tên em”. Mới đọc câu thơ đầu ta cứ tưởng đây là một sự thực. Có thể đây là dòng sông nào đấy quen thuộc nơi anh: sông Lam, sông Gianh hay sông Hương? Bởi anh sinh ra ở xứ Nghệ, lấy vợ ở Quảng Bình và bây giờ định cư tại Huế. Nhưng không, đến câu thứ hai sự thật lại không ngờ. Đây không phải là dòng sông có thật mà là “dòng sông anh tự đặt” thế rồi ta như bắt gặp câu chuyện riêng tư cứ bồng bềnh trôi trên dòng sông không xác định đó. “Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền.” Chiếc lá hư hay thực, ở đây chiếc lá là câu chuyện. Dù hư hay thực thì so với dòng sông chiếc lá kia quá nhỏ bé trước không gian, thời gian rộng lớn mênh mông… Cách dùng từ rất hay, “xin” chứ không phải mượn. Từ “xin” cùng với cách dừng câu thơ thứ ba đột ngột và sang khổ với cảm giác hụt hẫng trống không để lại nhiều ấn tượng về hai mặt của hai chiều nội dung và hình thức thơ. Sang khổ thơ thứ hai, nhà thơ lại tiếp tục nói về dòng sông. Ơû đây không còn là dòng sông phiếm chỉ như dòng sông trong khổ thơ thứ nhất mà là dòng sông khẳng định. “Dòng sông trôi vào lãng quên”. Câu chuyện đã được chuyển sang một thời điểm khác, thời điểm quay về với nối tiếc xót xa cho nên dòng sông ấy chỉ còn trong hoài niệm. “Nước trong như nước mắt”, có nước gì trong hơn nước mắt bao giờ nhưng có lẽ nước mắt cho riêng mình lại càng trong và mặn mà hơn. Dòng sông hoài niệm thì làm gì có nước, chỉ có nước mắt mà thôi. Một cách so sánh ngầm hoàn toàn mới lạ rất phù hợp với nội dung bài thơ. Đến đây, người viết trực tiếp giãi bày tâm sự của mình một cách rõ ràng. “Điều chưa đến mà sao thấy mất” – câu thơ hay đến không ngờ. Điều đến rồi mất đã đành nhưng điều chưa đến lại mất, mất trước cái thời điểm hiện tại lại càng hay hơn. Xuân Diệu cũng đã từng nói: Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt. Cũng ý thơ đó nhưng Nguyễn Khắc Thạch không nói thế. Oâng khẳng định điều mất là điều chưa đến, thế mới hay. Khổ thơ thứ ba: “Có một dòng sông chỉ có một bờ/ Phía bờ kia quay mặt/ Dòng sông anh không qua được bao giờ”. Khác với hai khổ thơ trên “dòng sông mang tên em” và “dòng sông trôi vào lãng quên” người nghe như hợp lý. Còn dòng sông ở khổ thơ thứ ba thì “dòng sông chỉ có một bờ” øngười nghe thấy không có nghĩa, nhưng đem đối chiếu theo mạch logíc bài thơ thì ta thấy hoàn toàn hợp lý. Bới xét ở nghĩa thứ hai thì dòng sông đó cũng là tâm sự riêng của nhà thơ. Nếu như nhà thơ khẳng định dòng sông một bờ thì sang câu hai lại tiếp tục giải bày: “Phía bờ kia quay mặt”. Dòng sông có quay mặt được không hay chỉ là điều trắc ẩn. Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá để biến dòng sông “danh từ” sang dòng sông “động từ”ø. “Quay mặt” vì sao? Quay mặt là giận hờn, không đồng ý, là từ chối…để một mình đứng lại với thời gian ngóng trông, cho nên cuối cùng nhà thơ khẳng định “Dòng sông anh không qua được bao giờ”. Dòng sông đã trở thành tâm điểm chính đi suốt chiều dài bài thơ. Nó là đối tượng để tác giả bày tỏ và gửi gắm cảm xúc của chính mình. Dòng sông ở đây vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Cái thực là cái ta biết đến để sống và sẻ chia. Cái tượng trưng là cái trong tâm tưởng theo ta suốt cuộc đời, lúc nào đó ta chạnh lòng nhớ lại và cảm thấy nhói đau.Dòng sông là dòng chảy, trôi đi phù sa đất đai và kỷ niệm của con người. Nhưng dòng sông trong bài thơ là dòng sông một bờ. Dòng sông không qua được bờ bên kia là một dòng sông khác. Theo tôi đây cũng là dòng sông tâm tưởng, dòng sông thời gian. Bởi thời gian trôi đi mãi mãi chẳng trở lại bao giờ. Một bờ là hiện tại còn phía bờ kia là quá khứ nên con người không thể quay lại kỷ niệm xưa. Kỷ niệm sẽ đẹp và nhớ mãi trong mỗi con người. Đây cũng là triết lý nhân sinh của bài thơ. ĐÀO TẤN TRỰC
(theo Thế giới phụ nữ)

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2008



Viết cho con vào lớp 1
Buổi sáng con dậy sớm. Trong bộ đồng phục áo trắng váy xanh, trông con rất xinh. Mới đó mà đã bảy năm, kể từ khi con được cô y tá bế ra khỏi phòng sinh. Tiếng khóc của con đã làm cả căn phòng bừng sáng!
Có con, nhà mình rất vui, song cũng rất bận rộn. Có lần con sốt, đã đưa đến bác sĩ khám, cho uống thuốc nhưng vẫn không thuyên giảm. Nửa đêm, trời lạnh buốt mà người con nóng như hòn than. Cả nhà hoảng hốt đưa con xuống bệnh viện… Có lần, con ngã từ trên giường xuống, đau lắm nên khóc rất lâu. Con đau, người lớn càng thấy đau, thế là trách móc nhau sao lại bất cẩn như thế…

Con biết lật, biết bò, chập chững bước đi rồi bập bẹ nói… Tất thảy đều là những sự kiện trọng đại của nhà mình. Rồi con đi học mẫu giáo. Hai hôm đầu trông con rất hào hứng. Nhưng đến buổi sáng thứ ba, con òa khóc khi nghe hai tiếng “đi học”. Con cảm thấy bị bỏ rơi ở một nơi có nhiều đồ chơi, có nhiều bạn nhỏ mà con chưa kịp quen. Chiều hôm đó và cả hôm sau, từ lớp mẫu giáo bé, con được đón về nhà với đôi mắt mọng nước.

Sau này thì không như thế nữa. Sáng nào con cũng hăm hở đến trường - nơi đã mở ra trước mắt con một thế giới vô cùng mới lạ và kỳ thú. Mình vẫn thường hỏi: “Con đi học có vui không?”, và nhận được câu trả lời “Con rất vui!”. Con nói và mỉm cười, như một bông hoa trong nắng sớm.

Bạn bè mình thường bảo bọn trẻ bây giờ sướng gấp trăm lần tụi mình trước kia. Vậy mà đôi khi, mình lại nghi ngờ về điều đó. Con sinh ra và lớn lên ở thành phố, chưa bao giờ nhìn thấy chén cơm độn sắn khoai, chưa bao giờ phải cuốc bộ đến trường trên con đường đất gập ghềnh. Và vì thế, con chưa bao giờ cảm nhận được mùi thơm ngai ngái, nồng nồng của rơm rạ sau mùa gặt, mùi của cây cỏ ven đường trong những buổi sáng ngậm sương. Ngôi trường mẫu giáo mà con học là ngôi trường đã được người lớn cân nhắc lựa chọn, chứ không phải lớp học tềnh toàng nằm cạnh cánh đồng với những bức vách loang lổ, cửa sổ trống trơn, nên con không thể hình dung những trận gió nam ở quê mình mạnh mẽ đến dường nào. Con có nhiều đĩa nhạc Xuân Mai, phim siêu nhân cùng nhiều đồ chơi, nhưng lại không biết rằng con chìa vôi hót như thế nào trong buổi sáng, con bìm bịp khắc khoải vào mỗi buổi chiều và con gõ kiến điểm nhịp lốc cốc trong đêm. Con không biết đêm trăng ở thôn quê đẹp như thế nào, còn trong những đêm tối trời, bầy đom đóm đã mắc những bóng điện li ti lên hàng rào ngôi nhà cũ của mình trông rất ngộ… Mai này lớn lên, ký ức tuổi thơ trong con chỉ có những lần đi đạp vịt, đi tàu điện, xe điện ở một khu vui chơi dành cho thiếu nhi, thỉnh thoảng xuống quảng trường chơi với chiếc xe xích lô tí hon hay thả lên trời một cánh diều sặc rỡ… E rằng con sẽ không có nhiều điều để kể cho bạn bè.

Tuổi thơ của con bận rộn hơn, nhiều áp lực hơn mình ngày trước. Vừa rời trường mẫu giáo, chưa kịp tận hưởng mùa hè thì con đã phải đi học kèm. Ai cũng muốn để cho con cái mình được nghỉ ngơi, vui chơi, nhưng nhìn thấy những đứa trẻ cùng trang lứa “bị” cha mẹ hối hả kéo đi học, thì con mình cũng phải đi học, nếu không e rằng sẽ chẳng theo kịp bạn bè. Tối đến con còn phải tập đàn. Cây đàn thì to, bàn tay con thì nhỏ xíu. Thỉnh thoảng con lại quên, và bị rầy la. Con ngước đôi mắt trong veo “Sao mà khó quá!” và nhận được cái nhìn nghiêm khắc: “Khó nên phải học!” Rất có thể tuổi thơ sẽ vụt trôi qua trong những bận rộn và những áp lực mà người lớn vô tình đặt lên đôi vai bé nhỏ của con…

Con dậy sớm, mặc bộ đồng phục áo trắng váy xanh và hào hứng đến trường. Con yêu ạ, rất nhiều điều mới lạ đang chờ. Con sẽ cố gắng mỗi ngày, và sẽ tìm thấy niềm vui mỗi ngày ở lớp. Những bài học sẽ giúp con ngày một lớn lên. Và con biết không, có những bài học mà chúng ta không chỉ học ở trường. Chúng ta phải học từ những người chung quanh, từ cả những sai lầm, vấp váp trong cuộc sống. Đó là bài học về sự cảm thông, về tình yêu thương và về nghị lực.
Mỉm cười nào, con yêu. Con vào lớp một rồi!

NGỌC Lan

BPY

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

CÁNH CÒ TRONG TÂM CẢM



Cánh cò trong tâm cảm

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau long cò con.
(Ca dao Việt Nam)

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ngoài bài “Thằng Bờm”, bài “Con cò mà đi ăn đêm” là một bài ca lạ và hiếm. Bài ca dao đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam.

Người nghe, người đọc tùy trình độ thưởng ngoạn mà cảm nhận bài ca dao theo cách riêng của mình. Nhưng có một thực tế mà tôi tin ai cũng thấy: Bài ca phản ánh hình tượng con cò lâm nạn, đến phút cuối của đời mình vẫn khẩn cầu được CHẾT THANH CAO, CHẾT TRONG SẠCH.

Bài ca vẻn vẹn có sáu dòng, hai dòng đầu mở đầu bi kịch:

'Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao'

Chưa tìm thấy miếng ăn, con cò đã gặp nạn “lộn cổ xuống ao”, sau khi đã vô ý “đậu phải cành mềm”. Con cò rơi rụng như quả chín trên cây. (Bạn đọc cũng đừng thắc mắc tại sao cò không mở rộng đôi cánh để thoát nạn).

Bằng phản ứng sinh tồn, con cò đã kêu cứu:

“Ông ơi, ông vớt tôi nao”

Đó là tín hiệu S.O.S. của con tàu đang quay cuồng trong cơn bão tố. Nhưng ta sẽ ngạc nhiên vì:

“Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”

Hóa ra con cò chỉ kêu cứu con người giải thoát mình ra khỏi ao bùn, vì con cò ghê sợ ao bùn, không muốn chết trong ao bùn. Ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi con cò sẵn sàng chấp nhận cái chết như một số phận đã an bài. Con cò cam phận chịu chết, vui lòng làm món “xáo măng” cho con người. Hai chi tiết “ông vớt tôi nao” và “ông hãy xáo măng” tương phản một cách bất ngờ, thú vị. Hai chi tiết tương phản đó đã làm nổi rõ một ước nguyện: Khi cái chết không thể tránh khỏi, con cò xin được chết theo cách của nó:

“Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau long cò con”

Cho đến khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, con cò vẫn thiết tha thỉnht cầu được CHẾT TRONG NƯỚC TRONG, KHÔNG CHẾT NƯỚC ĐỤC.

Cái hay, cái độc đáo của bài ca không những chỉ được biểu hiện trong câu chữ mà còn được biểu hiện trong cấu trúc tương phản và cái ẩn ý của người xưa. Và cái ẩn ý đó khi đsược phát hiện hợp lý đã đem đến cho người đọc khoái cảm nghệ thuật.CON CÒ LÀ HIỆN THÂN CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC NÓI CHUNG, CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ, NGƯỜI MẸ NÓI RIÊNG.

Trong ca dao, ta không chỉ thấy con cò mà còn thấy hình ảnh người vợ, người mẹ đảm đang, tần tảo:

“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

Trong thơ cũng thế:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
(Thương vợ - Trần Tế Xương)

Bài ca dao giản dị, mộc mạc mà giàu sức gợi. Bởi vậy nó đòi hỏi người đọc phải vượt qua chữ và nghĩa để bay bổng trong liên tưởng: Liên tưởng xa về con người Việt Nam; liên tưởng gần về người vợ, người mẹ sau lũy tre xanh của một thời đã xa. Riêng tôi, tôi xin giữ lại hình ảnh con cò-người mẹ chỉ vì chúng ta ai cũng yêu quý mẹ, tự hào về mẹ.

Trong cái vỏ bọc đơn sơ, bài ca dao ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam muôn thuở. Đó là vẻ đẹp kín đáo mà bài ca dao không ngừng dâng tặng cho mỗi một chúng ta
ĐOÀN THƯƠNG HẢI
(Theo báo Mực Tím)

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2008

NGÔ VĂN PHÚ

MÀU SẮC CA DAO TRONG BÀI THƠ MÂY VÀ BÔNG CỦA NGÔ VĂN PHÚ
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
Ngô Văn Phú
Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.

Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:

“Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”

Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.

Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:

“Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng”

Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.

Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:

“Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng”

Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”, … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.

Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.

Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.

Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.
Hoàng Trọng Muôn
THEO LUCBAT.COM

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

THƠ MAI VĂN HOAN

GIẾNG LÀNG

Về quê, tìm lại giếng làng
Lối quen mà cứ ngỡ ngàng bước chân

Bao phen trời đất xoay vần
Làng xưa, xóm cũ mấy lần đổi thay.
Nép sau vườn dưới vòm cây
Lòng băn khoăn : có phải đây giếng làng ?

Hỡi người duyên số dở dang
Nhớ chăng đêm ấy… trăng vàng chung soi
Lõ tay thương chiếc gàu rơi
Làm xao lòng giếng… một thời vụng yêu

Giếng làng thuở ấy trong veo
Chia khắp thiên hạ: giàu, nghèo, hèn, sang…
Gái làng tắm nước giếng làng
Tóc càng óng mượt, da càng mịn thơm!

Bây giờ nước có đầy hơn
Chạnh buồng tên giếng không còn từ lâu
Bâng khuâng cầm lại dây gàu
Buông tay nhè nhẹ… sợ đau giếng làng.
Mai Văn Hoan

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

NHÀ THƠ THẢO PHƯƠNG ĐI VỀ CÕI VÔ BIÊN



“Chiều Thu - Cây cầu đã gẫy”


Ngày 28-10 này, nhà thơ Thảo Phương sẽ sinh nhật lần thứ 60, nhưng chị không thể chờ đến ngày ấy. Chị lặng lẽ ra đi lúc 17h40 chiều 19-10-2008, tại nhà riêng ở Sài Gòn, trong niềm khắc khoải như chính hai câu thơ chị viết “làm sao về được mùa đông? Chiều thu – cây cầu đã gãy” được phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng..

Cách đây nửa năm, nhà thơ Thảo Phương phát hiện mình bị bệnh nan y, chị phải nằm viện điều trị một thời gian nhưng tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi. Theo yêu cầu của chị, bác sĩ đã đồng ý cho chị trở về điều dưỡng với gia đình… Nhà thơ Thảo Phương tên thật là Nguyễn Mai Hương, sinh năm 1949 tại Ninh Bình. Chị từng tốt nghiệp cử nhân sinh học tại Hunggary, sau đó dạy học 8 năm tại Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, rồi chuyển về làm cán bộ thư viện Trường Quản lý Kinh tế Trung ương, rồi sang làm báo Kiến Trúc & Đời Sống.
Năm 1990, tập “Thơ Thảo Phương” xuất hiện đánh dấu một giọng thơ nữ đặc biệt. Tiếp theo các tập “Bài ca buồn”, “Người đàn bà do đàn ông sinh ra” và “Khúc ca thời gian” khẳng định tài năng và thao thức một nữ sĩ cá tính! Những năm cuối đời, nhà thơ Thảo Phương viết kịch bản phim truyện, mà đáng chú ý nhất là tác phẩm “Chim phí bay về nguồn” do Hãng phim Giải Phóng sản xuất!
Nhà thơ Thảo Phương quan niệm: “.Tôi nghĩ: Thơ là cái gì đó, “muốn” cũng không được, mà 'không muốn' cũng không được. Tôi không biết chắc mình có còn bài thơ tiếp hay không? Và điều đó có quan trọng không? Nhưng khi ta còn lành mạnh, còn nặng nợ với cuộc đời và con người…điều quan trọng là hãy trung thực và hết mình. Thà là chạm vào barie của chính mình rồi giã biệt”.
Vâng, hôm nay những người yêu thơ chị và những đồng nghiệp từng đi cùng chị một chặng đường nào đó ngắn ngủi qua cuộc đời này. Lụcbát.com xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình nhà thơ Thảo Phương và xin giã biệt bằng cách đọc lại một bài thơ tiêu biểu của chị:


KHÔNG ĐỀ GỬI MÙA ĐÔNG

Dường như ai đi ngang cửa,
Hay là ngọn gió mải chơi?
Chút nắng vàng thu se nhẹ,
Chiều nay, Cũng bỏ ta rồi.
Làm sao về được mùa đông?
Chiều thu - cây cầu..
Đã gãy.
Lá vàng chìm bến thời gian,
Đàn cá - im lìm - không quẫy.
Ừ, thôi...
Mình ra khép cửa,
Vờ như mùa đông đang về!

Theo lethieunhon.com

Thơ Đặng Vương Hưng


Bao giờ mới nói


Cứ làm như thể vô tình
Nào ai đã bắt chúng mình lặng im!

Dối lòng thẹn với trái tim
Để rồi thương nhớ phải tìm đến nhau

Bao giờ mới nói một câu?
Tháng ngày khao khát, bấy lâu để dành

Nhưng mà... định nói với anh
Thì em cứ giấu... mong manh chưa hề...

Nhưng mà... định nói em nghe
Thì anh ngần ngại... còn e... bởi vì...

Bên nhau trò chuyện những gì
(Những gì mây gió, những gì xa xôi)

Ngày mai lại chia tay rồi
Vẫn chưa nói được đôi lời ấy ra...

Khi nào hai đứa cách xa
Thì mình lại nhận rằng là... mình yêu!
Đ.V.H
Lucbat.com

_____________

THƠ NGUYỄN THỊ THANH SANG


Lặng thầm
Gần hai muơi năm trước con chào đời bên mẹ
Tính tình tang mẹ nửa khóc và cười
Con được nằm trong vòng tay dịu nhẹ
Mặt trời hồng một dòng sữa tươi

Một , hai, ba…Giờ con là thiếu nữ
Bốn, năm, sáu…Ra tóc mẹ điểm rồi
Con đã lớn trong nìêm vui thực
Mẹ âm thầm từng phút chắt chiu

Bữa cơm nhỏ, nồi cá kho canh nhạt
Hai bát cơm, hai đôi đũa một mâm
Phần của mẹ khuyết đi hơn một nửa
Phần của con có bóng mẹ vun đầy

Con đã lớn, con đã thành thiếu nữ
Trái tim non chưa thể hiểu bao điều
Chỉ có mẹ là niềm vui duy nhất
Mặt trời hồng trên nền biển bao la.

Nguyễn Thị Thanh Sang
Lớp 12C Trường THPT Lê Thành Phương
Tuy An – Phú Yên

Thơ TRẦN THỊ MỸ NINH


Mẹ tôi
Một đời vất vả lo toan
Mẹ mong con được cơm ngon, áo lành
Cầu cho con được thành danh
Ước mơ của mẹ có thành …trong tôi

Bao nhiêu nước mắt, mồ hôi
Mẹ đem nhuộm nắng cho môi tôi hồng
Mẹ là con của nhà nông
Con làm cây lúa dòng sông nặng đầy

Bao nhiêu tuổi bấy nhiêu ngày
Bóng trăng qua cửa đã gầy guộc thêm
Và hàng cây đã lớn lên
Lá xanh như thuở màu trên vườn nhà

Con xin làm giọt phù sa
Chảy về phía mẹ, phía cha ngược dòng
Con đò mắc nợ dòng sông
Còn tôi mắc nợ trời hồng bao la…

Trần Thị Mỹ Ninh
Lớp 12C Trường THPT Lê Thành Phương Tuy An Phú Yên

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2008

THƠ NGUYÊN NGUYÊN

CÔ TỊCH

Ta về đội nón mê đau
Đếm bao nhiêu nỗi sông sâu mà buồn
Bời bời cửa mắt sầu tuôn
Xa xôi có chảy về nguồn được không?
Tìm sâu trong những cánh đồng
Bước cao, bước nhọc, bước lồng vào đêm
Thân cong lúa ngả nỗi niềm
Mong dâng hiến một lưỡi liềm là xong
Người ta cấy hái thong dong
Tôi nay cấy hái phải trông mặt người
Đi trong miệng tiếng của đời
Bước không tránh nổi ngàn lời thị phi...

Thôi đành tĩnh lặng mà đi
Sông hào sảng cũng có khi vơi đầy
Áo nhăn một nhánh vai gầy
Đành buông mái tóc qua ngày Vậy thôi!
NN

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

TẢN VĂN CỦA ĐINH THỊ BÍCH THI


BẤT CHỢT
Sân trường muà đông nắng vàng bất chợt. Có cô bé chạy và tìm bóng mát. Bất chợt một chiếc lá rơi.. rồi hai.. ba. Cô bé nhìn với vẻ thích thú và si mê. Cô lượm lặt nó. Rồi năm sáu…chín mười. Lá rơi hối hả, rơi nhanh quá!
Bé ngồi lặng thinh,, đưa mắt dõi theo chiếc lá chỉ mới ngả màu vàng đang rơi nghiêng trước gió. Gió thổi lạnh lùng như đang muốn cuốn đi sự sống mong manh của lá. Cây vẫn đứng đó, hững hờ, rồi chiếc lá hờn dỗi, muốn bay thật xa. Bất chợt một cảm giác bồi hồi, một cơn nhói của trái tim. Có lẽ thời gian trôi đi nhanh quá, nhũng kí ức trong lòng trỗi dậy mạnh mẽ hơn và cơn bão lòng vượt qua sức cản của lí trí. Bé nhớ về một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Nơi ấy, có cô bé với hai tính cách nắng và mưa. Nơi ấy bé thường lôi mọi người vào những trò nghich ngợm của mình. Đôi môi bé, nụ cười bé chưa bao giừ tắt. Nơi ấy, bé thích suy nghĩ, trầm tư đến lạ kì , không biết có phải người đẫ lớn hay chưa. Bất chợt bé nghĩ, mười hai năm sấp qua rồi ư? Cô bé vẫn tự hỏi và mắt dõi theo chiếc lá…Bé sợ lắm, sợ lá vô tình rời xa cây. Cũng như bé bất chợt nhận ra.
Một ngày mới bắt đầu, bé chạy thật nhanh lên cây bàng nhỏ. Hay quá! Bé thầm thì. Trời, bé cười rạng rỡ, nụ cười hồn nhiên của nhiều năm về trước đây ư! Khoảnh khắc ấy làm bé ngượng ngùng thay đổi hay chính bé làm cho chiếc lá lì lợm hổng chịu rơi.

ĐINH THỊ BÍCH THI
LỚP 12C TRƯỜNG THPT LÊ THÀNH PHƯƠNG
TUY AN PHÚ YÊN

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008

GÒ THÌ THÙNG AN XUÂN


Gò Thì Thùng và lễ hội đua ngựa, du xuân

Gò Thì Thùng nằm cách thị trấn Chí Thạnh chừng 17 km về hướng Tây. Đây là một địa danh nổi tiếng của chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Gò Thì Thùng được coi là vùng căn cứ cách mạng. Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều trận đánh làm rúng động kẻ thù.

Ngày đó, trước sự lớn mạnh của kẻ thù, Tỉnh Phú Yên và Ban chỉ huy quân sự khu Năm quyết định đào địa đạo tại Gò Thì Thùng để chống giặc. Sau khi đã xác định được tầm quan trọng của khu căn cứ chiến lược này, ngày 10-5- 1964, Huyện đội và Tỉnh đội trực tiếp chỉ huy nhân dân các xã An Xuân, An Định, An Nghiệp…đào địa đạo. Ngày khởi công, đồng chí Trần Suyền, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên bổ nhát cuốc đầu tiên; đồng chí Đỗ Tấn Cảnh trực tiếp chỉ huy công trình này. Ông Trà Cò, năm nay đã 75 tuổi, một tiểu đội trưởng từng tham gia đào địa đạo, kể lại: “cứ 5 giờ chiều là dân công tập trung đào đến 12 giờ khuya, mỗi tiểu đội một giếng, hết giếng này lại đến giếng kia. Mọi người dùng cuốc để đào rồi dùng cần giọt đưa đất lên. Vất vả nhưng ai cũng tham gia tích cực.” Sau một thời gian dài tập trung sức lực khơi thông lòng đất, đến tháng 8 năm 1965, địa đạo Gò Thì Thùng đã hoàn thành. Tổng chiều dài địa đạo là1948m xuyên qua Gò Thì Thùng , sâu 4,5m, rộng 0,8m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20m chừa một cửa hông có nguỵ trang. Bên trên địa đạo đặt vọng gác có đài quan sát. Xung quanh địa đạo là một hệ thống dây thông hào chạy ngang dọc. Khi có địch ta xuất hiện để đánh, đánh xong thì rút xuống, địch không phát hiện và nhân dân tuyệt đối giữ bí mật an toàn.

Sau khi hoàn thành, địa đạo Gò Thì Thùng đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt. Ngày 25-6-1966, địch đổ quân xuống cao nguyên An Xuân. Cuộc chiến đấu trên Gò Thì Thùng diễn ra suốt 2 ngày đêm. Bộ đội chủ lực của ta đã diệt 1030 tên Mĩ, bắn rơi và làm bị thương 9 máy bay – Với trận Gò Thì Thùng nhân dân Phú Yên đã lập chiến công vang dội, góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở chiến trường miền Nam.

Hơn 40 năm trôi qua, trên cao nguyên An Xuân đã thay đổi rất nhiều. Địa đạo Gò Thì Thùng vẫn còn đó. Ngày nay chính quyền và nhân dân xã An Xuân cùng với các cơ quan chức năng đang tiến hành tu sửa để địa danh này sớm được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia như ba địa đạo kia (Củ Chi – Tp HCM, Vĩnh Mốc – Quảng Trị, Phù Cát – Bình Định )

Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, người dân cao nguyên An Xuân lại rộn ràng mùa lễ hội. Trong đó đáng chú ý nhất là lễ hội đua ngựa truyền thống vào ngày mồng 9 tháng giêng trên Gò Thì Thùng. Lễ hội này đã có những dấu ấn riêng, khá đặc biệt, so với những lễ hội khác. Từ con người đến các chiến mã đều mang tính chất không chuyên như cây nhà lá vườn. Thế mà không khí của ngày hội hết sức náo nhiệt, thu hút được nhiềù du khách trong và ngoài tỉnh đên đây du xuân thưởng ngoạn. Những năm gần đây, ngày hội được Sở Văn hoá thông tin tỉnh Phú Yên đầu tư về vật chất con người, trường đua và giống ngựa nên tính chất ngày càng trở nên quy mô hơn. Hy vọng sẽ đáp ứng lòng mong mỏi mọi người cũng như nhu cầu vui xuân giải trí tự hào về một vùng đất lịch sử anh hùng của người dân nơi đây.

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2008

TRAO ĐỔI HỌC HÀNH THI CỬ


Nỗi đau lại tiếp nỗi đau.

12 giờ 15 phút ngày 10/4/2007 tôi nhận được cuộc điện thoại từ một em học sinh gọi báo vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại dốc Bà Ền, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nạn nhân của vụ tai nạn đó chính là những em học sinh của trường THPT Lê Thành Phương đang trên đường đến lớp. Có mặt kịp thời tại hiện trường tôi mới thấu được nỗi đau khi thấy năm nạn nhân nằm lăn dãy dụa trên đường là học sinh của tôi. Bốn em ra đi mãi mãi với hình hài không còn nguyên vẹn và một em phải nằm viện thời gian dài nhưng khả năng hồi phục chưa biết thế nào. Chàng thanh niên điều khiển chiếc xe tải đáng trách ấy đã chạy trốn và bây giờ đang ngồi trong nhà giam nhưng làm sao bù lại được sự mất mát lớn lao kia.

Quay ngược thời gian về quá khứ, nỗi đau tương tự như thế vẫn còn hiện hình nguyên vẹn khi truyền hình đưa tin vụ tai nạn đau lòng trên bến đò Chôm Lôm, xã Lãng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An hôm ngày 7/10/2006. 19 sinh mạng là học sinh cấp II ngây thơ trong trắng đành phải nằm lại nơi này vĩnh viễn do sự sơ ý của một chàng thanh niên mới cầm lái hai chuyến đò. Trước đó 3 năm, ngày 19/5/2003, một ông già tuổi cao sức yếu cũng đã nhấn chìm 18 học sinh trong chuyến đò định mệnh trên bến Cà Tang ở làng Nông Sơn, Quế Trung, Quế Sơn, Quảng Nam.

Chỉ tính riêng những vụ tai nạn nghiêm trọng, những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm đáng tiếc mà nạn nhân không ai khác chính là những em học sinh ngày ngày cắp sách đến trường. Ngẫm mà đau, ngẫm mà xót xa cay đắng cho số phận người. Linh hồn các em được an ủi bằng khói hương của người thân nhưng nỗi đau của người thân biết bao giờ cho hết. Thử hỏi phần trách nhiệm đó thuộc về ai. Nước ta đã bước vào thời kì hội nhập, mong rằng sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời để thời gian sau này đừng xảy ra những vụ tai nạn đau lòng như vậy.


ĐTT

Đã đăng Báo GDTD

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

NHÀ THƠ TRẦN VẠN GIÃ


NHÀ THƠ TRẦN VẠN GIÃ
Sinh ngày 2/2/1945, tại Khánh Hoà, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hoà.
Tác phẩm đã in:
- Hào khí quê ta - thơ – 1970
- Miên ca Hoà bình – thơ – NXB Nhân Sinh- 1971
- Tình yêu đẹp như bài thơ – thơ – NXB Hội Nhà văn – 1996
- Gió đưa khói bếp lên trời – thơ - Hội VHNT Khánh Hoà - 2004
- Trầm tư với lá – thơ – NXB Hội Nhà văn - 2006
- Trên chặng đường thánh giá – thơ – NXB Tôn Giáo -2006
- Lục bát Trần Vạn Giã – thơ – NXB Trẻ - 2007
-Lục bát nhà quê – thơ NXB Văn Nghệ - 2008
Nhà thơ Trần Vạn Giã hiện đang ở tại 135/19 Hương lộ Ngọc Hiệp – Nha Trang Khánh Hoà. Điện thoại 0905103990.
Ngày 8-10-2008 TVGiã đi công tác tại Phú Yên. Sau cuộc trò chuyện với nhà thơ, Đào Tấn Trực xin giới thiệu chùm thơ mới in trong tập Lục bát nhà quê, NXB Văn Nghệ ấn hành năm 2008.

CỔ TÍCH CÁT CỦA MẸ
Gió đùn cát. Cát thành làng
Cát không nuôi được vồng khoai lang sùng

Tay đong bơ gạo cuối cùng
Bão khô vẫn thổi khắp vùng cát khô

Lún sâu dưới tiếng chày vồ
Dưới vầng trăng chết dưới mồ người thân

Cát làng nóng bỏng dấu chân
Bao nhiêu gian khổ giành phần mẹ ta

Chuyện xưa…thời cũ quê nhà
Cát thành cổ tích đi qua đời Người.

Với ngọn cỏ khô
Lạy trời tôi đốt cỏ khô
Cỏ khô ngồi khóc trên mồ vô danh

Vô danh hay là hữu danh
Tro và củ đủ để thành bể dâu

Bóng đời ngã xuống hàng cau
Cỏ không níu được cơn đau kiếp người

Cỏ không níu được tháng Mười
Cho nên kẻ khóc người cười cỏ ơi

Khói bay về phía không lời
Tro bay về phía mặt trời lặmg câm

Trăm năn đến những ngàn năm
Xót tôi và cỏ mọc nhầm mồ ma.


Bình tâm không có gì nghiêm trọng phải không thơ

Cũng là cát bụi mà thôi
Chuyện đời xuống chó lên voi lẽ thường

Có gì mà phải giận, thương
Tôi ơi bắt bóng vô thường mà chi

có gì thịnh có gì suy
Bình tâm tôi vẫn củ mì nhà quê

Có gì khen có gì chê
Cũng là cát bụi trên mê lộ này

Thương câu: Phúc lục chẳng may
Theo tôi vác cái roi cày đuổi trâu.

Nhà quê tôi là nhà quê

Tôi là đất của quê nhà
Là than nướng những trái cà dái dê
Dạ thưa cứ khen và chê
Vẫn tôi: con của nhà quê suốt đời
Vẫn tôi là kẻ chịu chơi
Khinh thủ trưởng dởm trọng lời người xưa
Đại gia đổ chén cơm thừa
Mẹ quê bùn lội vẫn chưa no lòng
Đi trên trái đất trăm vòng
Vẫn không thấy được nia, nong …thuở nào

Rọi đời dưới đáy ước ao.

Xin lỗi mẹ thời con thất nghiệp

Mẹ ta bươn chải đó đây
Còn ta heo đất phay phay nuốt tiền
Một ngày mẹ về cõi tiên
Mồ côi dưới nắng ngoài hiên chiều chiều
Dây trầu héo lá hiu hiu
Rụng từng lá nhớ buồn thiu lá đời

Lá đời con rách cuộc chơi
Đổ sông vào rượu chém đời vào cây
Cuốc, liềm vũ điệu thân gầy
Ta con heo đất lưa đày mẹ ta

Bây giờ chỉ còn trong thơ
Không còn nghe tiếng mõ làng
Gõ khi lũ dữ đang tràn vỡ đê

Gõ khi hội khí nghĩa thề
Vân làng khinh lửa nồi kê than bòn

Gõ vào những giấc mộng con
Khúc Ly Tao đã hao mòn gỗ xưa

Mõ từng bão tố nắng mưa
sống cùng làng nước ngày xưa …bây giờ:
“ Bây giờ chỉ còn trong thơ
Ba hồi chín tiếng đâu ngờ chiêm bao!”

Với cỏ bên đường
Thì thôi về lại cố hương
Tôi là con của ruộng nương quê nhà
Sông còn ôm bãi chiều xa
Ong còn hút mật hoa cà vườn sau

Tha hương tôi đã bạc đầu
Chuyện đời muôn thuở nông sâu là thường
Trầm tư với cỏ bên đường
Níu chân tôi chạm hạt sương thuở nào

Về ngồi dưới bóng dừa cao
Ngồi nghe hồn của ca dao êm đềm
Ai ơi máu chảy về tim
Thơ tôi dân dã đi tìm nguồn xưa.

chùm thơ trên trích trong tập Lục bát nhà quê – thơ NXB Văn Nghệ
- 2008

TRAO ĐỔI HỌC HÀNH THI CỬ


Một năm học "sạch”.

Một năm học đã trôi qua, phải nói ngành giáo dục nước nhà đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Bảng thành tích lớn lao đó được thể hiện bằng những con số cụ thể đúng với mong muốn theo kế hoạch và thực chất của những người làm công tác cũng như các bậc phụ huynh: đạt học sinh giỏi trong các kì thi quốc tế, cuộc thi rôbô con trong khu vực, những bài văn hay… và đặc biệt là kết quả của cuộc vận động hai không của bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Cuộc vận động bắt đầu từ đầu năm học và đỉnh điểm của cuộc vận động đó là việc triển khai thực hiện cũng như kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Kì thi diễn ra hết sức nghiêm túc, an toàn. Con số đậu tốt nghiệp không cao, có nơi rất thấp hoặc thậm chí có trường không đỗ một học sinh nào nhưng đó là thực chất của một quá trình học tập của học sinh. Tôi cảm thấy vấn đề này cần được chú ý thực hiện và duy trì tốt hơn nữa. Có như vậy thì chất lượng dạy- học mới thực sự đúng và đạt được lòng tin trong nhân dân. Tất nhiên để đạt được kết quả có chất lượng cao thì đội ngũ thầy cô giáo là rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó ý thức tự học và lòng trung thực tự học của học sinh cũng góp phần không nhỏ vào công cuộc chung của ngành. Tôi cũng thật sự cảm ơn thầy giáo Đỗ Việt Khoa( Hà Tây) và cô giáo Nguyễn Thanh Hằng(Tp HCM), hai người đã dũng cảm đứng lên chống tiêu cực mặc dù biết mình sẽ bị tẩy chay, trù dập của một số cá nhân. Có người bảo thầy Khoa và cô Hằng làm như thế là bị “hâm, cái miệng sẽ khổ cái thân”, nhưng theo tôi những ai nói ra những lời như vậy thì hãy bình tĩnh xem lại mình và coi mình thử có xứng đáng là con người sáng suốt và trách nhiệm trong ngành giáo dục hay không. Bộ giáo dục đã bảo vệ và cần có phần thưởng xứng đáng với những người đứng ra chống tiêu cực, bỡi việc làm của họ không thể đại diện cho cái xấu nhỏ nhoi đang len lỏi trong ngành.

Một năm đã trôi qua, những“chấm đen”của ngành giáo dục cũng đã ngăn chặn kịp thời. Mong rằng trong môi trường giáo dục hiện nay và sau này đừng xuất hiện kiểu chạy trường chạy điểm như chuyện đáng buồn ở trường THPT Lê Qúy Đôn- Thành phố HCM, chuyện đánh đập, dụ dỗ học sinh ở một số tỉnh thành khác…

Những việc làm đáng trách trên không thể đại diện cho số đông giáo viên cả nước, bới ngày ngày họ vẫn miệt mài trên cách đồng chữ gian lao. Khắc phục, thực hiên tốt những vấn đề nói trên thì chúng ta sẽ có được một môt trường giáo dục lành mạnh, chắc chắn sẽ đào tạo được những con người “sạch”, có bàn tay và khối óc “sạch” góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp trong thời kì hội nhập.
ĐTT
(Báo Giáo dục và thời đại
2007)

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

TRAO ĐỔI HỌC HÀNH THI CỬ




VUI BUỒN CÔNG SỞ


Đầu năm Đinh Hợi trời đổ nắng trong veo,đây là dấu hiệu của một năm có nhiều điềm tốt lành sẽ đến với mọi nhà.Hòa với sự sinh sôi nảy nở của những cành lộc biếc, tôi cũng vui chung với niềm hân hoang của trời đất cỏ cây.Đi làm về,uống li rượu “trút hũ”õ cuối cùng của bạn bè mà lòng rộn ràng hăm hở, không biết trong năm này mình sẽ làm được gì!


Năm rồi đất nước ta gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, cả kinh tế lẫn chính trị.Đối với ngành giáo dục, tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã thực hiện một cuộc cải tổ gần như toàn diện và đề ra nhiều biện pháp mới. Là người đứng lớp, tôi cũng bỏ bụng mừng vì tất cả các bước thực hiện ban đầu dường như có chiều hướng khởi sắc tốt đẹp,kể cả việc phanh phui những vụ tiêu cực bê bối mà giới báo đài đã tốn không ít bút mực để nói đến.Đúng là “cây kim trong bọc mọc gai chân mình” chứ không tại ai.


Hưởng ứng phong trào chung của cả nước, trong cơ quan tôi cũng có người đứng ra chống tiêu cực.Anh cầm sự thật đi gõ cửa các cơ quan có thẩm quyền nhưng chẳng thấy đâu. Kết cuộc là bị phê bình vì tội gây mất đoàn kết nội bộ và tất nhiên có nhiều cặp mắt “chưa tốt” nhìn anh như người “không tốt”.Mặc kệ, anh vẫn thản nhiên như cụ Huấn Cao của Nguyễn Tuân dùng cơm rượu trong cái thú bình sinh hằng ngày của mình cách đây trăm năm.Nói ra thì chuyện lại đau lòng quá vãng nhưng để bụng cũng cảm thấy chua chát hơn.Có lẽ tôi là người nhạy cảm với công việc, cũng là người biết nghe lời mẹ nên đứng trước sự giả dối tôi không hề dửng dưng,cũng không bụm mồm nói to nói nhỏ mà thường nói ra sự thật.Dĩ nhiênø “sự thật mất lòng” và được coi là kẻ không cùng hội cùng thuyền, có nhiều ánh mắt nhìn chưa thiện cảm, nói thật cũng buồn nhưng phải chịu chứ chẳng biết làm sao. Không biết trước đây 300 năm khi viết 2 câu thơ Êm đềm trướng rũ màn che/Tường đông ong bướm đi về mặc ai, Đại thi hào Nguyễn Du có gửi gấm điều gì không sao bây giờ tôi thấy rất nhiều “cô Kiều e ngại nép vào dưới hoa”để che bóng mát quá, không dám nói lên sự thật, vẫn cái dáng lu lu mờ mờ như chẳng phải sống giữa trần gian. Có lẽ họ sợ mất lòng hay chăng nhìn nhận vấn đề đã thấu đáo.


Năm mới này, mùa xuân lại mỉn cười với sự đổi thay của đất nước. Tôi rất tự hào vì mình là một công dân của nước Việt Nam, cũng tự hào mình được học hành bài bản, được làm việc trên quê hương dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, có sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Trong cái hăm hở sống và làm việc bằng chính năng lực của mình nhiều khi tôi cũng chột dạ hỏi rằng: “có phải mình không đấy?”. Có tiếng vọng đâu đó trả lời “ Chính ngươi đấy nhưng ngươi còn trẻ lắm, đừng có láo”. Tôi giật mình thức dậy,ba mươi mấy tuổi còn trẻ nỗi gì, sờ soạng tìm kiếm chẳng thấy ai, lục tìm những cuốn sách chung quanh thì không có cuốn nào dạy mình cách làm người láo, chỉ có những cuốn sách và lời cha mẹ thầy cô dạy cách làm người trung thực mà tôi kiên trì sưu tầm học hỏi ghi chép cho mình bấy lâu nay. Sợ quá,đem câu chuyện “ngụ ngôn” này kể với một ông bạn văn lớn tuổi, hơi rượu lưng chừng cùng với sự cao hứng ông bồi thêm một câu rằng: “Chẳng nhẽ Việt Nam vào WTO cũng phân biệt lớn nhỏ hay sao”. Thế là có chỗ dựa tinh thần tôi bình tâm lấy lại thăng bằng sau cú sốc, thanh thản bước vào một năm mới với hi vọng sẽ cố gắng gặt được nhiều thành công.


xuân 2007


ĐÀO TẤN TRỰC


Thứ Hai, 6 tháng 10, 2008

TRAO ĐỔI HỌC HÀNH THI CỬ


NÊN THÀNH LẬP MỘT TỜ BÁO NGÀNH TẠI CÁC SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Giáo dục là một trong những ngành quan trọng. Ở một tỉnh, đội ngũ cán bộ giáo viên chiếm số lượng khá đông và được phân đều khắp từ thành phố đến vùng sâu vùng xa. Để có một tiếng nói chung giữa lãnh đạo cũng như đông đảo giáo viên, Sở giáo dục đào tạo mỗi tỉnh thành nên có một tờ báo ngành.

Tờ báo ngành tại Sở Giáo dục đào tạo tỉnh là nơi để anh em cán bộ giáo viên trong tỉnh có điều kiện trao đổi những tâm tư tình cảm, những bức xúc, những kinh nghiệm về chuyên môn, những phát hiện mới hoặc những bài nghiên cứu khoa học có liên quan đến chương trình. Khi những ý kiến, những kinh nghiệm được trao đổi trên một diễn đàn chung chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị và khi đó khoảng cách cũng như tình cảm anh em giáo viên trong tỉnh sẽ xích lại gần hơn.

Mặc khác tờ báo ngành của tỉnh cũng là một nhịp cầu giúp lãnh đạo ngành giáo dục phát hiện nhiều thông tin quan trọng phản hồi từ phía giáo viên. Thông qua bài viết hoặc những bài nghiên cứu khoa học, những sáng tác văn học…người quản lí nhân sự có thể đánh giá tương đối và nắm được thực chất khả năng cũng như tâm tư tình cảm của giáo viên, từ đó cũng có cơ sở để khen chê đúng mức, tránh được lối đánh giá đánh đồng hay một chiều. Thực ra lâu nay đời sống anh em giáo viên ở các vùng khó khăn gần như mù thông tin, và ở phía lãnh đạo cũng chỉ biết được anh em giáo viên qua bản tổng kết , xếp loại thi đua từ cơ sở gửi lên. Biết rằng lấy cơ sở để làm chuẩn nhưng từ cơ sở cũng còn nhiều điều chưa thể nói hết!

Việc thu thập thông tin, bài vở, biên tập và in ấn cho ra một tờ nguyệt san ngành tại địa phương theo tôi là không khó. Nhân lực, trình độ ta có, đội ngũ cộng tác viên dồi dào, kinh phí sẽ lấy từ nguồn bán báo bắt buộc tại các trường học…chắc chắn sẽ thuận lợi. Tôi được biết ở một số tỉnh thành như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đã thực hiện việc này khá lâu và họ vẫn tiếp tục. Mong rằng các tỉnh còn lại cũng sẽ thực hiện được điều này sớm hơn để tạo được một diễn đàn, một sân chơi, một tiếng nói chung của một ngành được coi là quốc sách.

ĐTT

NHÀ THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN


ĐỖ TRUNG QUÂN triết gia pha cướp biển

LÊ HOÀNG

Tôi không nhớ rõ mình quen Quân vào khi nào. Mãi đến khi làm cộng tác viên cho báo Tuổi Trẻ Cười, tôi mới có dịp nhìn thấy chàng, vì hồi đó Quân đang là phóng viên Tuổi Trẻ. Cả nước lúc này đang gào lên bài “Quê hương là chùm khế ngọt”, nên Quân rất nổi. Đấy là thập niên 90 thì phải. Chả cần có bài hát đấy thì Quân vẫn nổi. Bởi chàng có một ngoại hình phức tạp nhất Việt Nam. Đó là ngoại hình của một triết gia pha cướp biển.Quân có một may mắn khủng khiếp là mãi mãi không già. Vì sao? Vì ngay từ 20 tuổi, anh đã có dáng vẻ của ông cụ 60. Cho nên không khi nào có thể già hơn được nữa. Quân đã tới tận cùng trong khi mọi thanh niên khác mới đang xuất phát.Do hoàn cảnh đưa đẩy, do bạn bè, cả tốt lẫn xấu xui khiến, sau này tôi thân với Quân. Thân thôi chứ không phải rất thân. Nghĩa là nếu như Quân có việc gì, tôi chưa phải loại có đủ uy tín để viết hồi ký về người (người tức là Quân).Cả triệu người đọc thơ Quân, trong đấy ít nhất phải vài chục người thuộc. Cả triệu người được nhìn thấy Quân trên tivi (trong đó ít nhất phải vài trăm người vội vã tắt máy). Chỉ có tôi được nhìn thấy Quân mặc quần đùi và nhìn thấy những hai lần!Lần đầu tiên là ở Hà Nội, tôi cùng Quân chung phòng, khi anh ra Bắc làm giám khảo phim của Hội điện ảnh. Lần thứ hai tại Nha Trang, cách nhau hơn mười năm, khi tôi và anh cùng làm giám khảo “Phụ nữ thế kỷ 21”.

Cả hai lần Quần đều mặc quần đùi in hoa. Hoa to, sặc sỡ màu nóng. Quần rộng như một cánh buồm, và tất nhiên buồm căng nhờ gió và nhờ cột buồm. Quần của Quân khiến tôi nhớ mãi, đến mức sau này trong phim “Lọ lem hè phố” có ca sĩ Quang Dũng đóng vai chính tôi cũng để nhân vật nam mặc quần đùi in hoa (trong Nam gọi là quần bông).Tôi là kẻ ít đọc thơ, kiến thức của tôi về thơ còn ít hơn kiến thức của một nhà thơ về vật lý lượng tử. Tất cả thơ Quân tôi chỉ biết khi chúng được phổ nhạc. Do đó, không thể nói tôi chơi với Quân vì hâm mộ. Vậy thì vì cái gì nhỉ? Chắc là vì tò mò. Nếu bạn là một tên trộm, thì Quân chắc chắn là một cái kho tàng ẩn chứa nhiều hiểm họa thú vị.Thơ Quân và thơ Lý Bạch chả biết ai hay hơn. Chắc nhiều khả năng là Lý Bạch, còn Quân chắc cùng lắm là Lý ngựa Ô. Nhưng Quân giống Bạch ở chỗ đều thích rượu. Quân rất hay nhậu, nhưng tôi chưa thấy Quân say. Có thể là khi chàng say, tôi đã về rồi.Quân có một niềm tin mãnh liệt, là tất cả các thiếu nữ đẹp đều yêu mình. Đứa nào không yêu thì nó không đẹp chứ chả phải mình xấu. Quân lúc nào cũng bảo với bạn bè là mình vừa hắt hủi một em nào đấy. Nhưng toàn thấy Quân đi một mình!Quân có một chiếc vespa mi ni bền nhất Việt Nam. Chưa khi nào tôi thấy nó hỏng. Khi Quân ngồi trên xe, xe một nơi, mông Quân một nơi, còn lưng Quân một nơi khác! Thiên hạ đồn rằng nhiều khi mông về tới nhà mà đầu vẫn còn ở trên đường. Tôi hoàn toàn tin lời đồn ấy đúng sự thực.Rất nhiều cuộc nhậu phải có Quân mới vui. Rất nhiều cuộc thi phải có Quân mới gặp tai nạn. Vì Quân có cả một kho chuyện tiếu lâm. Giữa hai lần nâng ly, Quân vừa xuất bản những chuyện ấy đến hàng tỷ lần mà thiên hạ vẫn nghe. Ngoài kể chuyện, Quân còn biết múa bụng, múa lửa và múa ta-bu. Xem Quân múa là thấy sự cháy bỏng của hàng ngàn thiếu nữ.Đừng bao giờ hy vọng hẹn được Quân. Chàng luôn nói: “tớ sẽ đến muộn vì tớ đã có một cái hẹn trước mất rồi”. Đừng hy vọng thoát được Quân, vì hơi muộn thì chàng cũng tới.Cả tôi và Quân đều sống bằng viết báo. Nhưng hai đứa hai phong cách khác nhau. Tôi viết vì các thứ xung quanh, còn Quân viết về các thứ trong bụng mình. Quân lôi cảm xúc trong ruột như người ta lôi đồ ăn trong tủ lạnh, xào xáo rồi bày lên mặt báo như bày lên đĩa. Quân đủ sức nấu cho cả nước ăn, và chàng không quan tâm tới việc ăn xong mọi người béo hay gầy.Trọng lượng của Quân là bảo mật quốc gia. Có lúc nghe đồn 37 kg, có lúc là 50 kg. Đừng kẻ nào hy vọng biết sự thực! Điều chắc chắn là khi anh cởi trần mập hơn nhiều khi mặc áo. Quân hở hang nhưng không câu khách. Anh chỉ cởi khi nghệ thuật đòi hỏi. Nghệ thuật ở đây tức bạn bè.Sau khi đi Mỹ một tháng, Quân phát hiện ra là mình biết tiếng Anh mà cứ tưởng không biết. Ngồi nói chuyện với chúng tôi, Quân lại pha thứ tiếng ấy vào, khiến cả bọn phải lạy van anh đừng nói nữa. Quân làm cả đám quê vì thấy mình dốt hơn Quân. Nghe đâu, thời kỳ hoạt động tại Mỹ, Quân có hội đàm với tổng thống “Bút” và hai bên đã trao đổi thẳng thắn về những vấn đề hai bên cùng quan tâm trong không khí tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Quân có mời tổng thống đến nhà chơi và ông đã vui vẻ nhận lời. Đấy là theo người phát ngôn Nhà Trắng tường thuật lại.Nếu bạn là con gái, bạn đi lang thang trên bờ biển dưới ánh trăng và gặp Quân thì đời bạn chắc chắn tàn, vì bạn sẽ yêu Quân. Chỉ với một cây đàn guitar bằng gỗ mọt, Quân sẽ hát một tỷ bài, toàn là ca khúc trữ tình cũ, vừa hát vừa phân tích và bình luận. Khi cùng với các em “thế kỷ 21” tại Nha Trang, Quân với cây đàn, tung hoành như chỗ không người, muốn giết ai thì giết, muốn tha ai thì tha.Quân có một đứa con trai đang học ở Singapore. Anh thường kính cẩn gọi là “ông con”. Để lo học phí cho “ông”, Quân phi như ngựa suốt phố phường, suốt các tòa soạn.Quân còn kiêm nghề MC. Quân là kẻ duy nhất ở Việt Nam có khả năng đọc lời “sến” một cách sang trọng. Sang đến mức nghe biết là “sến” mà vẫn phải nghiến răng lại mà nghe

. Trong một CD của ca sĩ Trần Trí Hòa, tôi gặp Trịnh Công Sơn, gặp Trần Văn Khê và gặp cả Quân. Tôi tin rằng thiên hạ đã chia ba. Quân là kẻ sống có hậu. Chàng rất thích đi dự các đám tang. Khuôn mặt và dáng vẻ của anh làm không khí thêm phần sâu lắng, rất phù hợp để nghiêng mình.Gần đây, Sài Gòn xôn xao vì tin Quân sắp thi hoa hậu. Sở dĩ như thế vì nghe đâu anh đã đoạt vương miện khi thi ở Mêhicô. Chỉ có nơi ấy, Quân mới được đánh giá đầy đủ

theo ductuan.blogspot.com

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2008

TRAO ĐỔI HỌC HÀNH THI CỬ


CÓ NÊN THI TUYỂN GIÁO VIÊN VÀO CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Mỗi tỉnh thành thường có một trường THPT chuyên, và hằng năm cứ đến mùa hè, Sở Giáo dục các tỉnh thành lại tổ chức một đợt thi tuyển để chọn lấy học sinh vào trường mình. Việc làm này thực hiện đại trà lâu nay và xem ra có phần hiệu quả bỡi một bằng chứng thực tế trước mắt cho thấy rằng các em đã thi đỗ vào trường chuyên thì chắc chắn sẽ có vé vào các trường đại học.

Điều đó không sai, nhưng bên cạnh đó còn có những học sinh thi không đỗ, thậm chí có em còn thi hỏng tốt nghiệp. Nguyên nhân thì vô vàng nhưng chúng ta không nên coi đó là chuyện thường tình của người đi học theo quan niệm thi cử phải có người đậu kẻ rơi mà chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa để chất lượng đào tạo đúng với cái nghĩa thật của một ngôi trường chuyên mang tên một vị anh hùng dân tộc.

Trong trường học nào cũng có người dạy và người học. Người học thi tuyển đã đành, là lẽ đương nhiên, vậy người dạy có nên thi tuyển chăng.? Một câu hỏi hơi ngớ ngẩn và có vẻ bị thừa nhưng xem ra cũng không kém phần quan trọng. Bỡi đem so sánh một trường THPT chuyên với một trường THPT bình thường hoặc một trường dân lập rõ ràng đẳng cấp và chất lượng của người học thật khác nhau. Còn người dạy thì sao? Chúng ta có đánh đồng hay không?Lâu nay đa số các trường THPT chuyên lại không thi tuyển giáo viên mà chỉ xét tuyển một cách rất đơn thuần, không cụ thể rõ ràng, chỉ loáng thoáng vài tiêu chí như có hộ khẩu thành phố, tốt nghiệp loại giỏi…hoặc dạy lâu năm ở một trường nào đó nay có cơ hội chuyển trường thì người giáo viên đó giá nào cũng phải “chạy” được về trường chuyên cho oai.

Xem ra ai ở thành phố, có thân thế, con ông này cháu bà nọ thì sẽ có cơ hội hơn, bằng không đừng có nằm mơ. Nhiều khi người ta cứ đòi hỏi bằng giỏi, thử hỏi bằng giỏi tìm đâu ra, đa số họ ở lại trường đại học hết rồi! Vậy thì tuyển bằng cách nào, liệu xét có công bằng hay là thay vì xét, hằng năm chúng ta tổ chức một đợt thi tuyển để lấy giáo viên vào trường, biết rằng có tốn kém chút ít nhưng làm thế tạo được sự công bằng và sẽ tuyển được nhiều giáo viên giỏi đúng với vị trí chức năng yêu cầu công tác.

Viết mấy dòng này tôi không có ý định xin hoặc chuyển về trường chuyên mà chỉ bộc bạch tâm sự như một lời tâm huyết với nghề để chất lượng giáo dục của ta ngày một tốt hơn.
ĐTT

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

TẢN VĂN CỦA ĐÀO TẤN TRỰC

Chuyến xe ngày xưa
Một buổi tối mùa hè, tôi ra đứng trước ban công trên tầng năm của khu kí túc xá. Đang nói chuyện tếu táo với mấy người bạn khác tỉnh, bỗng có một người hỏi: Ở Phú Yên xe ngựa nhiều lắm phải không anh. Sau vài giây định hình, câu trả lời của tôi cũng không rõ ràng: Ừ cũng khá nhiều!
Đêm về tôi nhớ lại câu nói của người bạn, không hiểu sao cảm thấy nao lòng và nhớ về quê da diết. Đúng là quê mình xe ngựa nhiều thật. Không biết từ lúc nào, người dân quê tôi đã chọn loại xe này làm phương tiện đi lại để ngày nay cách nhau hằng mấy tỉnh mà họ vẫn biết đến như một “đặc sản” của mỗi vùng quê. Ngày đó, xe ngựa dùng để chở khách, chở hàng. Hành khách thường là những người địa phương từ quê ra phố chợ và ngược lại từ phố về quê; hàng hoá có khi là các loại rau quả hoặc hàng nông sản, than củi cá mực…không gian lưu hành của những chuyến xe này cũng hạn hẹp khoảng vài mươi cây số trong nội tỉnh và thời gian bắt đầu của một chuyến xe thường từ sáng sớm rồi kết thúc tuỳ theo sự hạn định khách quan hay chủ quan nào đó.
Tôi còn nhớ rất rõ, lúc nhỏ có lần mẹ cho đi chợ huyện bằng xe ngựa. Những ngày nghỉ học, được ngồi trên chiếc xe là một niềm tự hào khoái chí với đám bạn bè cùng trang lứa. Tiếng xe cứ cồng cộc, cồng cộc nhịp nhàng gõ từng âm thanh xuống đường lúc tờ mờ sáng như một bản tình ca làm rung động lòng người. Đây là một trong những âm thanh kỉ niệm gắn con người với làng quê lúc tuổi thơ mà sau này có dịp đi xa, tiếp xúc được nhiều điều lạ tôi mới thấy yêu làng quê mình nhiều hơn nữa.. Một dải đất lặng lẽ bình yên là điểm đến của nhiều người và cũng chính là điểm dừng của những bàn chân đến đây sinh cơ lập nghiệp. Từ đó xe ngựa phú yên được nhiều người biết và nó đi vào đời sống, văn học, âm nhạc như một điều không thể thiếu trong mỗi con người. Với tôi, hình ảnh người xà ích, tiếng nhạc ngựa, cỗ xe…vừa khắc khoải mông lung vừa gần gũi đau đáu thân thương như chính tình cảm của quê hương một thời. Chính vì vậy mà bao nhiêu năm xa quê thấp cao may rủi phận người thế nào, hình bóng một vùng quê nghèo khổ yên bình vẫn chưa thoát khỏi trong tôi.
Hè này tôi trở về quê cũ, con đường ngày xưa vẫn còn đó. Nhà cửa đã thay đổi khá nhiều nhưng có một điều tôi chưa kịp nhận ra là hình như đã thưa dần những chuyến xe ngày ấy, thậm chí có nơi không còn. Có lẽ những gì đi qua đã trở thành cổ tích. Thay chỗ cho bến xe ngựa ngày xưa bây giờ là bến xe ô tô. Đã có xe chở hàng riêng biệt, xe khách chất lượng cao… Tôi thầm nghĩ đến ngày xưa của mình, nghĩ đến câu hỏi của cô bạn hôm nọ nơi giảng đường mà tự nhiên thấy lòng mình quay quắt xót xa.
Bây giờ xã hội phát triển, đời sống và nhu cầu sinh hoạt của mỗi con người cũng một đi lên. Những con đường đất ngoằn ngòeo đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá đàng hoàng, tất cả đều được sửa sang tu dưỡng mới mẻ. Những người xà ích trước kia có người đã là bác tài xe khách, xe tải hẳn hoi…Chỉ có những chú ngựa già còm cõi kéo xe ngày xưa không biết bây giờ đã về đâu.

ĐTT

THƠ ĐÀO TẤN TRỰC


VỌNG LÀNG

Có đi đến cuối con đường
Mới xa xóm vắng mới thương quê nghèo
Ngày đi câu hát đi theo
Thị thành mơ mảnh trăng treo vườn nhà

Mười bảy tuổi tạm cách xa
Em toan tính chuyện bước qua lời nguyền
Đất nồng còn một chút duyên
Buộc quê với phố buộc thuyền với sông
Buộc tôi với luống cải ngồng
Bãi bồi ai đắp cho đồng phù sa

Nằm nghe con sóng quê nhà
Một vùng kí ức khói là là bay
Trăng nghiêng xuống đọt tre gầy
Rạ rơm sương khói quyện đầy lời ru

Mẹ giờ đã hoá mùa thu
Câu ca dao cũ hình như lỡ làng
Huơ bàn tay gọi đò sang
Cho tôi về dưới cổng làng ngày xưa.



LỠ THÌ
Gánh sen để trước sân chùa
Váy đụp bốn mùa chị bán chợ xa
Chiếu chèo vướng bận lời ca
Trai làng xuôi gió giờ ra thị thành

Cũng đường đất đỏ mong manh
Chị đi như thể vòng quanh đời mình
Đi chưa hết một cuộc tình
Một ngày quay lại nhận mình chân không

Lục bình nở phía bờ sông
Mùa xuân mấy đô qua không đợi mùa
Gánh sen để trước sân chùa
Chị vào xin cái lá bùa bình yên .
ĐTT

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2008

THƠ ĐÀO TẤN TRỰC


Tập sống

Mỗi sáng thức dậy
Tôi giàu ý nghĩ hơn bình minh
Mặt biển điểm danh ngày ánh hừng đông
Tôi điểm danh phố phường trên vỉa hè cà phê sáng

Lâu rồi, cô chủ quán vẫn hay hỏi tôi về người yêu chưa có !
Tôi bảo cô ấy như mùa thu vàng hoa cúc
Mùa xuân hoa mai ánh điện vàng
Tôi mùa hè râm ran tiếng ve gầy đi nỗi nhớ


Tôi hay lo cho những ước mơ không tầng số
Thằng bé ăn xin, chiều về…
Hối hả dòng dòng người…
Có ai đánh rơi một cái nhìn cho tôi được quá dang

Tôi mơ giấc mơ của rừng
Trên cánh đồng bạt ngàn in dáng mẹ
Những điều cha khuyên ngày xưa chưa thành sự thật
Giữa phố phường nhận lại từng chùm mây trắng bay lên.
ĐTT

THƠ HOÀNG ANH TUẤN


Nhà tôi

(tặng bé Hiền của tôi)


Nhà tôi nép dưới chân đê
Ao cá trước mặt, bờ tre sau nhà

Đêm trăng cau thả ngàn hoa
Trắng ngần vại nước tưởng là sao rơi
Mảnh sân ngửa mặt nhìn trời
Ngày mùa thóc lúa nằm phơi nắng hè

Hương ổi ngọt lịm gió se
Chào mào, sáo sậu bay về vườn xưa
Mái nhà bạc phếch nắng mưa
Ngó lên lỗ dột mây đưa xanh trời

Đông tràn trâu thở ra hơi
Gió lùa kẽ liếp vào chơi trong nhà
Tựa song trông nắng tháng Ba
Thắp lửa cây gạo đỏ hoa cổng làng

Tìm đâu mái rạ chín vàng?
Che tôi lớn giữa mơ màng lời ru...

H.A.T ( Công an tỉnh Lào Cai)
lucbat.com

CHÀNG TRAI GIÀU NGHỊ LỰC







CHUẨN BỊ VÀO ĐỜI
NỖI LO VÀ ƯỚC MƠ TÌM ĐUỢCVIỆC CỦA MỘT CHÀNG TRAI GIÀU NGHỊ LỰC
Chàng trai không may mắn

Phạm Văn Minh (sinh năm 1985), lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhà có ba an em trai, Minh là con đầu. Nhưng không may, vừa sinh ra Minh đã bị tật, với đôi chân teo nhỏ, suốt hơn 20 năm qua anh không hề đi lại được. Hiện gia đình Minh đang sống tại thôn Phú Long, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Minh là con nhà nồng nghèo. Bố Minh bị bệnh nặng đã mất từ lâu. Mẹ là thương binh mất sức lao động, song phải sớm chiều gồng gánh nuôi các con ăn học. Những năm Minh và các em còn nhỏ mẹ anh vừa Làm đồng lại phải vừa nuôi con bệnh tật nên vô cùng vất vả. Mãi đến những năm gần đây các con đã lớn, bà cũng đỡ nhọc nhằn phần nào nhưng mẹ lại phải tiếp tục một khó khăn mới, nuôi hai con ăn học ở TP.HCM. (Minh năm thứ năm và em út vừa thi vào)
Được nhiều bạn bè giúp đỡ
Minh kể lại rằng “Lúc nhỏ thấy bạn bè đi học, em rất thích nhưng đôi chân hoàn toàn không đi được, em đòi mẹ phải chở đi…”Thế là một hành trình khó khăn đang chờ cậu. Cho dù trời nắng hay mưa sáng trưa nào mẹ Minh cũng đèo Minh trên chiếc xe đạp cà tàng đến trường và trở về. Hành trình những năm gian khó đầy mưa nắng đó được đền đáp bằng những tờ giấy khen và nhiều phần thưởng của nhà trường mà Minh mang về cho mẹ vào cuối năm học, đây cũng là nguồn động viên giúp hai mẹ con vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Khi Minh lên học cấp II, thay vào vị trí của mẹ là các bạn học cùng lớp, cùng trường tình nguyện đưa Minh đến trường. Sang cấp III, với đôi tay khoẻ chắc và ý chí tự lực của chính mình, Minh tự lăn xe tay đi học. Có những năm học ở dãy nhà tầng, không lên cầu thang được nên bạn bè và có lúc thầy cô phải thay nhau cõng Minh lên lầu. Bây giờ ngồi nhớ lại chuyện đã qua, Minh cười và bảo “12 trôi qua nhanh thật.”
Vượt qua tật nguyền
Hè năm học lớp 7, có người ở quê giới thiệu Minh vào Sài Gòn bán vé số. Thấy mẹ khổ nên Minh cũng liều thử xem sao. Mang cả người và xe lăn Vào phương Nam, rong ruổi khắp các đường phố, vui buồn lạ lẫm và khó khăn đủ điều nhưng hết 3 tháng hè Minh tích góp mang về cho mẹ được vài triệu đồng. Cứ thế, hai năm còn lại ở cấp II, hè nào Minh cũng ở Sài Gòn…
Năm học 2003-2004, Minh tốt nghiệp THPT. Tạm biệt thầy cô và ngôi trường Lê Thành Phương( Tuy An Phú Yên) thân yêu, anh khăn gói đi thi đại học. Ngày nhận giấy báo nhập học, niềm vui nhân đôi nhưng nỗi lo cũng trĩu nặng vì phải xa nhà và tự lực. Bốn năm với nguồn trợ cấp tật nguyền ít ỏi ( 100.000 đồng /tháng) cộng với khoảng tiền mẹ gửi, rồi anh phải làm thêm nhiều việc… Bốn năm trôi qua, lặn lội nơi thành phố với bao khó khăn ê chề song Minh vẫn giàu niềm tin và hi vọng. Anh có những người bạn đồng hương, bạn học rất thân từ nhỏ, họ sẵn sàng giúp đỡ anh trong mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc học, Minh cũng là một người hết sức vui vẻ năng động trong cuộc sống. Trong xóm trọ học ở Thủ Đức ai cũng biết đến anh, nhất là những mùa tuyển sinh đại học, anh đã từng là “cộng sự” tình nguyện đưa đón những sĩ tử, tân sinh viên lần đầu vào thành phố.
Hiện nay Minh là sinh viên năm thứ năm, Khoa Công nghệ thông tin - Trường đại học Sư phạm Kĩ thuật TP. HCM. Bước vào học kì cuối cùng của khoá học, Minh thấy mình đã cố gắng rất nhiều song còn thua thiệt so với bạn bè nhiều thứ, nhất là chuyện học hành. Năm cuối các bạn cùng lớp thi nhau xin về các công ty thực tập còn Minh thì không. Ngoài thời gian thực tập tại trường Minh không thể đến các nơi khác bỡi vì một mình không thể lên cầu thang cao ở các công ty được, đành phải ở nhà tự học.
Minh đang chuẩn bị làm khoá luận tốt nghiệp, biết rằng những khó khăn còn rất nhiều nhưng anh sẽ cố gắng hoàn thành xuất sắc. Một điều lo nhất đối với anh lúc này là đến khi ra trường, không biết hành trình tìm việc của anh rồi sẽ ra sao. Tôi hỏi đến điều này, Minh tâm sự “Ra trường em sẽ về Phú Yên xin việc, nếu khó khăn lắm thì vào lại Sài Gòn tìm việc, vừa làm việc vừa phụ mẹ nuôi đứa em út đang học trong này…” Ngồi đối diện với Minh, nghe những lời này, thú thật tôi vừa cảm phục lại vừa thương cho hoàn cảnh của em vô cùng. Thầy cô và bạn bè của Minh, ai cũng mong có những mạnh thường quân hỗ trợ anh về mặt vật chất lẫn tinh thần để anh tốt nghiệp đại học và tìm được một việc là ổn định nuôi thân như bao người bình thường khác. Lúc này, Minh cũng rất muốn nhận được lời động viên chỉ bảo chân thành của mọi người. Thư về qua địa chỉ trên hoặc email:
vanminh1676@yaoo.com


ĐÀO TẤN TRỰC



THEO ÁO TRẮNG 1-10-2008

TRUYÊN CỦA NGUYỄN ĐẶNG TƯỜNG VI



NGUYỄN ĐẶNG TƯỜNG VI ĐANG LÀ HỌC SINH LỚP
11A3, THPT Ngô Gia Tự, TP Tuy Hòa, Phú Yên)
Số điện thoại: 057559386. DÙ HỌC BAN A NHƯNG VỈ TẤT THÍCH VĂN CHƯƠNG VÀ CÓ VIẾT VĂN. LÀ THÀNH VIÊN CỦA GĐAT PHÚ YÊN, GẦN ĐÂY TÁC PHẨM CỦA VI CÓ ĐĂNG RẢI RÁC TRÊN CÁC TỜ BÁO. ĐÀO TẤN TẤN TRỰC GIỚI THIỆU SÁNG TÁC MỚI NHẤT CỦA EM.


VÀ RỒI TÔI LỚN
Tôi quen anh năm tôi mười sáu. Mười sáu, tôi mê mẩn đuổi theo ước mơ nhà báo. Mười sáu, anh đến với tôi khi mà mơ ước cồn cào trong tim – ước mơ khiến trái tim tôi gần như khô đét lại với những nỗ lực, những bận rộn trước tuổi.
Năm ấy, anh mười tám, học lớp Mười hai, và đang trong những ngày tháng ráo riết chạy đua với thời gian và guồng quay cuộc sống. Tôi thì chỉ đang marathon từng chặng trên con đường thực hiện ước mơ. Anh bận rộn, thâm trầm, sâu sắc. Tôi lại hời hợt, cười nhiều, nói nhiều, nhưng chẳng bao giờ vui được như anh. Anh ít cười, nhưng nụ cười của anh thoải mái, còn tôi, cười nhiều, nhưng nụ cười chẳng bao giờ là thực sự, nụ cười mà theo anh là của đứa trẻ hư, nụ cười mệt mỏi, già nua.
Anh cũng như tôi, cũng có một mơ ước mãnh liệt với văn thơ. Nhưng anh đam mê theo cách của anh, tôi đam mê theo cách của tôi. Tôi viết báo từ năm tám tuổi, đến năm mười sáu, tôi đã gắn bó với văn chương được tám năm. Tôi liên tục viết, liên tục gửi bài, liên tục học hỏi. Còn anh, anh ước mơ âm thầm, lặng lẽ hơn. Anh gặm nhấm đam mê bằng tiểu thuyết, bằng thứ tôi hay gọi là “văn của người ta” – thứ văn không thoả được đam mê của con nhỏ như tôi. Tôi chê anh không nhiệt thành, không mạnh mẽ, chê anh thiếu đàn ông.
Tôi cãi ba má, thi vào lớp chuyên văn của một trường chuyên trong tỉnh, mặc dù tôi học tự nhiên không phải là tệ. Và tôi đậu thủ khoa. Anh lại là học sinh giỏi của lớp chuyên toán. Tôi hay hỏi bâng quơ, mà dường như là cạnh khoé anh: “Anh học giỏi nhờ cái gì vậy anh?”.
Điểm khác nhau giữa anh và tôi không chỉ dừng lại ở đó. Điều khác nhau, mà theo tôi là to lớn nhất, đó là: Tôi là con gái một gia đình công chức có hai con, còn anh là đích tôn một giám đốc hãng bia lớn trong tỉnh.
Cuối năm lớp mười, tôi theo gia đình sang Anh sống. Ba chuyển công tác sang Anh năm năm. Thế là tôi phải xa Việt Nam đến những năm năm, xa những áng văn mặn mà hương quê, xa cánh đồng cò bay thẳng cánh, xa dòng sông Ba quanh năm hiền hoà uốn lượn, xa mái nhà thoáng mát với gốc dừa duy nhất còn lại trong xóm, xa căn phòng ấm áp toàn màu tím nhạt, không bao giờ thiếu tiếng nhạc, những bản nhạc Moda bất hủ. Và xa cả anh.
Luân Đôn với những căn biệt thự mang dáng vẻ cổ điển, những con đường rộng thênh thang, những con người bận rộn, và cả những mùa đông lạnh đến buốt lòng dần cuốn tôi vào nhịp sống xoay trở. Tôi dần có bạn mới, dần làm quen với xứ người này, và dần quên Việt Nam.
Tôi không viết được nữa. Không biết lí do tại sao, văn trong tôi dường như bế tắc, như ứ nghẹn. Tôi bực dọc. Tôi đi tìm văn. Tôi lang thang hết mọi ngóc ngách Luân Đôn, chiêm qua hết mọi kiếp người. Nhưng tôi vẫn không tìm được văn.
Tôi phát hiện giọng thằng em lơ lớ, nó nói với tôi mà toàn gọi “you”. Lần đầu tiên trong đời, tôi đánh nó, đánh đến cả chục roi. Nếu má không chạy vào, chắc tôi còn đánh nó dữ nữa. Má hỏi sao, thằng em mếu máo: “Chị nói con quên gốc gác, nói con quên mẹ…”. Má nhíu mày nhìn tôi, tôi buồn buồn buông roi xuống đất, lấy áo khoác bỏ ra ngoài đi dạo. Lúc đó đang giữa tháng mười một, trời rét căm căm, tuyết phủ trắng đầu, hơi thở đặc quánh. Tôi nghĩ lại mình. Tiếng “nẫu” quê mình giờ tôi cũng phát âm không rõ nữa, nói chi thằng bé mới tám tuổi, nó biết gì đâu mà tôi đánh nó. Sau lần ấy, tôi bỗng lại nhớ quê da diết, nỗi nhớ đã lâu không tồn tại trong lòng tôi nữa, không tồn tại, hay tôi cất đâu đó trong tim. Đêm ấy, trong giấc mơ, tôi mơ hồ thấy ánh mắt ấm áp, chân tình của anh…Tôi lại có thể viết. Tôi mail sáng tác của mình về Việt Nam, những sáng tác đượm nỗi nhớ quê, nhớ phượng vĩ, nhớ tiếng ve, nhớ mưa rào khi hè đến, và nhớ cơn mưa phùn dai dẳng mỗi khi tháng mười hai đậu xuống vai những bông tuyết trắng xoá, nhớ cả người anh với nụ cười hiền, luôn giấu ước mơ vào trăn trở mười hai của anh. Chị tổng biên tập mail lại: “Sao vắng bóng lâu thế hả cô bé? Chị nhớ văn của em lắm đó!”. Rồi tôi mười tám. Đến lúc phải quyết định ngã rẽ cho cuộc đời mình. Và tôi vẫn cố chấp theo nghiệp báo của mình. Tôi đòi về Việt Nam học Nhân văn, nhưng ba không cho. Ba nói, người ta ở Việt Nam sang đây du học, còn tôi, có điều kiện hơn người ta thì lại muốn về Việt Nam. Ba còn nói, tôi vẫn chưa đủ sức tự lo cho mình khi mà khoảng cách với gia đình là cả lục địa. Nghĩ lại, tôi thấy ba nói đúng, nên không đi nữa. Tôi tốt nghiệp ngành văn loại ưu, đòi về Việt Nam làm. Ba khuyên tôi nên ở lại đây, tiếp tục học lên tiến sĩ, rồi về cũng chưa muộn. Nhưng tôi nhất quyết quay về. Lần không về Việt Nam trước kia đối với tôi giống như lỗi hẹn với ai đó mà tôi vô cùng kính trọng, yêu thương. Và lần này, tôi quyết tâm không lỗi hẹn thêm lần nữa. Nhớ Việt Nam. Tôi về Việt Nam. Gia đình tôi đã về quê cách đây một năm. Còn tôi, vì phải học xong chương trình đại học, nên còn nán lại Anh. Một năm ấy với tôi dài còn hơn thế kỉ, tôi thấp thỏm chờ đợi, thấp thỏm mong ngày tốt nghiệp, và trở về.Về Việt Nam sau thời gian dài xa cách, tôi bỗng chơi vơi nơi những thay đổi của miền quê này. Phải rồi, miền ngoại ô nghèo khó này nay đã xe máy vi vu ngoài phố, người mình đâu phải cọc cạch xe đạp nữa đâu. Nhà cao tầng thi nhau mọc lên, thay vào những mái tranh lụp xụp. Cả những ngôi trường khang trang không bao giờ vắng những bóng áo trắng tinh khôi. Tôi bỗng nhớ món xôi vỉa hè hay ăn vội thời còn đi học, nhớ cảm giác cọc cạch chiếc xe đạp sườn đôi cũ kĩ của mẹ, nhớ những cột rơm thuở bé tôi đâm vào khi tập đi xe đạp. Nhưng những điều ấy giờ còn đâu giữa phố xá đông đúc của thành phố trẻ vừa hội nhập? Tôi cô đơn ngay giữa đất mẹ tôi mong ngóng quay về từng ngày. Có hai trường đại học mời tôi về giảng dạy. Tôi từ chối hết. Tôi xin về làm cho một toà báo địa phương. Ba nghe được, bạt tai tôi một cái thật đau. Lần đầu tiên trong đời, ba đánh tôi. Từ trước đến nay, dù tôi có ngỗ nghịch ra sao, ba cũng tôn trọng ý kiến của tôi. Lần đầu, ba đánh tôi vì môït việc tôi làm sai. Tôi biết rõ ràng, tôi đã sai, nhưng tôi không thể từ bỏ ước mơ của tôi được. Chắc là tôi ích kỉ. Ba bảo tôi suy nghĩ kĩ đi rồi quyết định, ba bảo tôi vẫn còn cơ hội. Tôi cười khẩy: “Cơ hội gì hả ba? Cơ hội mà con đi tìm đến từ lâu rồi!”. Ba vung tay lên định bạt tai tôi một cái nữa. Nhưng ba không làm. Ba bảo tôi đi ra ngoài.Tôi buồn, tìm gặp anh. Giờ, chắc anh đang là nhà báo cho một toà soạn nào đó, hay là giáo viên dạy văn cho một trường cấp Ba, đó vẫn luôn là mơ ước của anh mà. Tôi vẫn hẹn anh ở quán càphê nhỏ góc thư viện, nơi những người yêu văn thơ và sự bình yên thường tìm đến. Anh cao lớn, vững chãi, già dặn hơn xưa nhiều. Anh mặc vet đen, đeo cà-ra-vat, đi giày da. Trông anh quá đĩnh đạc so với sự thoải mái nơi này. Anh gọi càphê đen, thói quen ấy vẫn chưa hề thay đổi. Tôi còn nhớ, anh từng nói: “Càphê đen đắng như cuộc đời, nhưng nếu người nào đã uống quen, thì sẽ nghiện vị đắng ấy!”. Và anh nghiện thật. Tôi hỏi anh hiện đang làm gì. Anh nói anh đang làm giám đốc hãng bia trước kia của ba anh. Sực nhớ lại, hình như người anh thoang thoảng mùi bia, mặc dù, bộ vét anh đang mặc rất phẳng phiu, chỉnh tề.
Tôi thoáng thất vọng. Nhưng chỉ một thoáng. Tôi đi tìm cái gì cơ chứ? Có thất vọng, thì rồi cũng vậy thôi! Tôi biết. Anh không bao giờ dám thoải mái ước mơ, vì anh còn có gia đình. Cuộc sống bây giờ của anh cũng vì gia đình. Anh là con người trách nhiệm. Anh đàn ông, anh mạnh mẽ hơn bất cứ ai. Điều tôi biết, nhưng tôi không chấp nhận. - Còn ước mơ của anh thì sao hả anh?- Có phải bao giờ người ta cũng lớn lên nhờ ước mơ đâu em?Khi nói câu ấy, anh nhìn ra ngoài cửa sổ. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy anh không nhìn thẳng vào mắt ai đó khi nói. Và đó cũng là lần duy nhất…Đêm ấy, mùi bia thoang thoảng từ bộ quần áo của anh phả vào giấc mơ tôi.
NĐTV