Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2008

DIỄN ĐÀN


Tác giả và nhà thơ Phan Danh Hiếu tại Báo Tuổi Trẻ

Ảnh:DH





DANH XƯNG NHÀ THƠ
Khi nào được gọi bằng hai tiếng nhà thơ. Chỉ cách gọi tên cho người sáng tác thơ thôi cũng có nhiều ý kiến và cách nhìn khác nhau. Có vị cán bộ ở Hội văn nghệ địa phương nọ cho rằng người làm thơ khi nào được kết nạp vào hội nhà văn Việt Nam thì mới được gọi là nhà thơ, bằng không chỉ gọi cây bút thơ là được. Lại có người cho rằng người làm thơ mà không gọi nhà thơ thì gọi là gì, chẳng lẽ gọi nhà báo hay nhà văn… Bản thân tôi thấy rắc rối và chẳng hiểu thế nào.
Tôi yêu thơ văn từ nhỏ. Đọc nhiều và viết ra những điều mình cảm nhận suy nghĩ cũng không đến nỗi. Thể tài tôi chọn lần đầu tiên để thể hiện cảm xúc cho tâm hồn mình là thơ. Tôi viết, khi có những bài thơ rải rác in trên các báo tôi lấy làm thích thú rồi dần dần đam mê. Thế rồi thơ đăng nhiều, từ báo trung ương đến địa phương. Một thời gian sau tôi được kết nạp vào Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, được tài trợ kinh phí in sách và đáng mừng hơn nữa là được báo chí và nhiều người gọi bằng hai tiếng nhà thơ. Nghe hai tiếng nhà thơ tôi thấy tự hào vì được có chân trong chốn chữ nghĩa văn trường nhưng nhiều lúc cũng thèn thẹn vì mình chưa xứng đáng để gọi là một nhà thơ. Tôi thầm nghĩ “chỉ một lều thơ là đủ”.
Số đông những người gọi người sáng tác thơ bằng nhà thơ là anh em bạn bè, văn nghệ sĩ, đồng nghiệp và những người hàng xóm hoặc trong cơ quan. Hai tiếng chân tình ấy hơn số nửa được gọi bằng sự thật và lòng ngưỡng mộ, tôn trọng cá nhân; còn lại dường như họ theo một trí nghĩ khác, mơ hồ và hình như chưa hiểu hay có chút gì đó cười cợt đùa giỡn với người sáng tác thơ…
Không ít trường hợp như thế, có khi nhiều mới lạ. Anh bạn tôi vừa in tập thơ ở một nhà xuất bản có uy tín mà không dám kí tặng nhiều người. Không phải sợ hết thơ. Người tặng với lòng thành nhưng người nhận có khi lại thờ ơ, nhận rồi không đọc, bỏ vội vào trong cặp không một tiếng cảm ơn, đáng buồn hơn có lúc người tặng thấy sách mình kí tặng nằm ngoài quán nhậu, trong gánh đồng nát hoặc trên vỉa hè. Ôi thôi, điều đó thật xót xa cho nhưng người tặng thơ và tặng sách nói chung. Thử hỏi sách tặng và sách mua khác nhau chỗ nào? Phải chăng sách tặng chữ nghĩa nhiều, dày khó đọc hoặc dở hơn sách mua?
Nói chung nhiều người nhìn nhà thơ gần như một hiện tượng lạ, một người chẳng giống ai hoặc như từ trên trời rơi xuống, nhiều hơn có người cho họ là người mơ mộng lãng mạn không thực tế hoặc hâm hâm. Nói thật người làm thơ ngày nay không phải là người đi mây về gió, mơ mộng viễn vông mà đâu đó họ là người bám sát hơi thở cuộc sống, ghi lại những gì mình cảm một cách sắc bén và chân thành thì họ và thơ mới sống được chứ.
Thế đấy, danh xưng nhà thơ được gọi, hiểu và quý như thế đấy. Có người bảo tôi làm thơ được là có nhiều cảm xúc. Xin thưa một hoa cúc không làm nên mùa thu. Cảm xúc rồi thành thơ ư, đủ chưa, xin mọi người cứ thử xem rồi sẽ biết! Tôi không nghĩ vậy, tôi nghĩ thơ là trải nghiệm, suy nghĩ, chắt lọc, máu thịt và hơn nữa thơ là Trí tuệ. Người làm được thơ không nhiều nhưng người làm thơ hay lại càng rất hiếm xưa nay. Trong thời buổi kinh tế thị trường con người cần có nhiều việc phải làm, mỗi người một sự đam mê, một sở thích. Thiết nghĩ làm thơ cũng một việc, một sở thích và là một sở thích thanh cao, lương thiện lại rất Người. Bỡi thế những người không biết gì về thơ xin đi chỗ khác mà chơi, đừng tới lui chốn chữ nghĩa, thấy mính nhỏ bé rồi có cách nhìn, cách nghĩ không thiện cảm gây mất lòng thì phiền lắm ai ơi.
Tôi có nhiều bạn văn nghệ xa gần. Mỗi lần gặp nhau, dù bận công việc thế nào thì anh em vẫn dành thời gian ngồi khề khà, đọc thơ cho nhau nghe, tới khuya, tới sáng… thế mà cuộc sống vẫn vui đến lạ kì. Khi đó ranh giới tuổi t ác giữa tỉnh này với tỉnh kia, chức này với chức nọ không còn mà tất cả trở nên thân tình quen thuộc như anh em một nhà. Mái nhà văn nghệ, thơ ca thật thật mến khách, nh ẹ nh àng, ấm c úng và có niềm vui riêng. Nếu ai không có máu văn thơ, không ở trong ngôi nhà văn nghệ thì chắc rằng không hiểu được tí tị gì về những niềm vui riêng. Những người không hiểu phải hết sức tỉnh táo, chớ nói càng lung tung.
(TẤN TRỰC)

Không có nhận xét nào: