Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

TRAO ĐỔI HỌC HÀNH THI CỬ


Một năm học "sạch”.

Một năm học đã trôi qua, phải nói ngành giáo dục nước nhà đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Bảng thành tích lớn lao đó được thể hiện bằng những con số cụ thể đúng với mong muốn theo kế hoạch và thực chất của những người làm công tác cũng như các bậc phụ huynh: đạt học sinh giỏi trong các kì thi quốc tế, cuộc thi rôbô con trong khu vực, những bài văn hay… và đặc biệt là kết quả của cuộc vận động hai không của bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Cuộc vận động bắt đầu từ đầu năm học và đỉnh điểm của cuộc vận động đó là việc triển khai thực hiện cũng như kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Kì thi diễn ra hết sức nghiêm túc, an toàn. Con số đậu tốt nghiệp không cao, có nơi rất thấp hoặc thậm chí có trường không đỗ một học sinh nào nhưng đó là thực chất của một quá trình học tập của học sinh. Tôi cảm thấy vấn đề này cần được chú ý thực hiện và duy trì tốt hơn nữa. Có như vậy thì chất lượng dạy- học mới thực sự đúng và đạt được lòng tin trong nhân dân. Tất nhiên để đạt được kết quả có chất lượng cao thì đội ngũ thầy cô giáo là rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó ý thức tự học và lòng trung thực tự học của học sinh cũng góp phần không nhỏ vào công cuộc chung của ngành. Tôi cũng thật sự cảm ơn thầy giáo Đỗ Việt Khoa( Hà Tây) và cô giáo Nguyễn Thanh Hằng(Tp HCM), hai người đã dũng cảm đứng lên chống tiêu cực mặc dù biết mình sẽ bị tẩy chay, trù dập của một số cá nhân. Có người bảo thầy Khoa và cô Hằng làm như thế là bị “hâm, cái miệng sẽ khổ cái thân”, nhưng theo tôi những ai nói ra những lời như vậy thì hãy bình tĩnh xem lại mình và coi mình thử có xứng đáng là con người sáng suốt và trách nhiệm trong ngành giáo dục hay không. Bộ giáo dục đã bảo vệ và cần có phần thưởng xứng đáng với những người đứng ra chống tiêu cực, bỡi việc làm của họ không thể đại diện cho cái xấu nhỏ nhoi đang len lỏi trong ngành.

Một năm đã trôi qua, những“chấm đen”của ngành giáo dục cũng đã ngăn chặn kịp thời. Mong rằng trong môi trường giáo dục hiện nay và sau này đừng xuất hiện kiểu chạy trường chạy điểm như chuyện đáng buồn ở trường THPT Lê Qúy Đôn- Thành phố HCM, chuyện đánh đập, dụ dỗ học sinh ở một số tỉnh thành khác…

Những việc làm đáng trách trên không thể đại diện cho số đông giáo viên cả nước, bới ngày ngày họ vẫn miệt mài trên cách đồng chữ gian lao. Khắc phục, thực hiên tốt những vấn đề nói trên thì chúng ta sẽ có được một môt trường giáo dục lành mạnh, chắc chắn sẽ đào tạo được những con người “sạch”, có bàn tay và khối óc “sạch” góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp trong thời kì hội nhập.
ĐTT
(Báo Giáo dục và thời đại
2007)

Không có nhận xét nào: